Sơn Thủy là các yếu tố hữu hình, thuộc về phái Loan đầu hình thế. Tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng tới tính chất vượng suy của đồ bàn phi tinh, thuộc phái Lý khí. Điều này đã được nói đến trong phép luận giải Thu sơn xuất sát. Tác động của Sơn Thủy cũng đặc biệt quan trọng khi nhà rơi vào trường hợp Thượng sơn hạ thủy.
Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu phong thủy cho nhà ở, chúng ta cần kết hợp giữa Lý khí với Hình thế. Kết hợp các tính toán về mặt Lý khí với sự quan sát, nhận biết về mặt Hình thế xung quanh. Để từ đó đưa ra nhận định về một thế nhà cụ thể.
Sự liên quan giữa Sơn Thủy với cửu tinh
Hiểu một cách nôm na nhất:
- Nếu các sao chủ sơn (sơn tinh) trên đồ bàn mà là sinh vượng tinh, thì hướng đó cần có Sơn. Nếu là suy tử thì không được có Sơn.
- Nếu các sao chủ hướng (hướng tinh) trên đồ bàn mà là sinh vượng tinh, thì hướng đó cần có Thủy. Nếu là suy tử thì không được có Thủy.
Hiểu rõ về Sơn và Thủy
Cần quan sát kỹ lưỡng trên thực địa, để nhìn ra các yếu tố Sơn, Thủy một cách thực tế. Như đã nói, đó có thể là dạng phi vật chất, hư sơn, hư thủy. Như vậy vẫn là có tác dụng.
Sự quan sát Sơn Thủy không chỉ gói gọn trong khái niệm Núi và Nước đơn thuần. Sơn Thủy còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng sâu xa hơn thế. Có thể xem bài viết Khái niệm về sơn và thủy để hiểu rõ về tính biểu tượng của Sơn Thủy. Cũng như thế nào là thực sơn, hư sơn, thực thủy, hư thủy.
Điều chỉnh Sơn Thủy cho phù hợp
Nếu trong trường hợp mà hướng đó bị khuyết sơn, khuyết thủy, cần bổ khuyết, thì có thể chủ động “tạo ra” sơn, thủy bằng các biện pháp phù hợp.
Còn trong trường hợp hướng đó đã có Sơn, Thủy, trong khi thực tế điều đó lại là không tốt. Thì có thể dùng thủ pháp “biến thực thành ảo” bằng gương, một loại pháp khí trong phong thủy.