Thành môn quyết là lý luận rất quan trọng trong Huyền không học. Khi lập sơn hướng không thể đạt Vượng sơn vượng hướng, nhưng nếu lấy được vượng khí của Thành môn thì cũng đạt hiệu quả tương tự.

Thành môn là gì

Đây là phương pháp bổ trợ khi bàn cục không đạt được Vượng sơn vượng hướng. Nó chủ yếu thông qua việc lấy vượng khí của Thành môn để đạt mục đích vượng đinh vượng tài, phát đạt thịnh vượng.

Nếu hiểu theo Hán tự nghĩa là cửa thành. Nên có thể hiểu rằng: tùy theo phương vị của nhà, cần tìm ra phương vị Thành môn tương ứng. Nếu ở đó có Thủy khẩu (dòng nước chảy đến) thì là đại cát. Nếu không có thì xem có thể cải tạo, mở ra Thủy khẩu được hay không.

Nguyên tắc tìm Thành môn

Khi tọa sơn lập hướng, vượng khí của Thành môn đến từ hai quẻ nằm ở hai bên của hướng. Ví dụ, nếu nhà hướng Ly thì Thành môn sẽ ở Tốn và Khôn, là hai cung nằm hai bên.

Tuy nhiên, mỗi cung lại bao gồm 24 sơn vị. Mỗi sơn vị có thể rơi vào 1 trong 3 loại: Thiên nguyên long, Địa nguyên long và Nhân nguyên long. Do đó, nếu nhà lập hướng ở loại nguyên long nào, thì Thành môn phải lập ở cùng nguyên long tương ứng.

Hãy quan sát đồ bàn phong thủy 24 sơn hướng dưới đây. Lấy ví dụ căn nhà tọa Tuất hướng Thìn. Lúc này cung hướng là cung Tốn, cung của Thành môn sẽ là cung Chấn hoặc cung Ly. Sơn hướng là sơn Thìn, thuộc Địa nguyên long. Do đó phải lập Thành môn ở sơn Giáp hoặc sơn Bính, cùng là Địa nguyên long.

Hai loại Thành môn

Thành môn chính

Là Thành môn ứng với cung tạo thành mối quan hệ sinh-thành theo Hà đồ với cung hướng của nhà.

Trở lại ví dụ ở trên: nhà tọa Tuất hướng Thìn, cung hướng là cung Tốn, ứng với số 4 trên đồ hình Lạc thư. Trong Hà đồ, ta biết cặp số 4-9 có mối quan hệ sinh-thành và cùng ở phương nam. Do đó vị trí sơn Bính nằm ở cung Ly (số 9) sẽ được coi là Thành môn chính.

Đồ hình Lạc thư

Thành môn phụ

Là Thành môn ứng với cung còn lại trong hai cung ở hai bên của cung hướng. Như ở ví dụ trên, ta có thể thấy vị trí sơn Giáp ứng với cung Chấn sẽ là Thành môn phụ.