Cùng với cửa chính (Môn), phòng ngủ (Chủ), và phòng bếp (Táo), thì phòng thờ (Thờ) cũng là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất trong nhà ở (Dương trạch tứ yếu).

Tầm quan trọng của phòng thờ

Thờ, tức bàn thờ, phòng thờ, đối với người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung, là khái niệm rất thiêng liêng và quan trọng. Vì đó là nơi con cháu tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà. Cũng tức là thể hiện tinh thần hiếu đạo. Với người theo đạo, thì bàn thờ cũng là nơi thờ cúng vị Thánh mà họ tôn sùng. Có người thờ Phật, người thờ Chúa, hoặc thờ các danh nhân lịch sử…

Thêm vào đó, về mặt tâm linh, người Á Đông tin rằng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Nếu bàn thờ được tốt về mặt phong thủy thì sẽ vượng khí, từ đó có thể họ sẽ được “phù hộ độ trì” để có sức khỏe, tài lộc, may mắn…

Các ngôi nhà cổ ngày xưa thường được xây dựng theo kiến trúc đền chùa. Bàn thờ sẽ được đặt ở chính giữa nhà, nơi trang trọng nhất, mặt bàn thờ hướng thẳng ra cửa chính. Dạng nhà này thường được gọi là nhà “ba gian” hay “ba gian hai chái”. Lúc  này, hướng bàn thờ sẽ trùng thẳng với hướng cửa, và cũng trùng với hướng nhà. Khi đó, nếu hướng cửa tốt, đồng nghĩa với hướng nhà cũng tốt, và hướng bàn thờ cũng tốt. Do đó, các thầy phong thủy xưa chỉ cần xem Dương trạch tam yếu là đủ, không cần yếu tố thứ tư (Thờ) nữa.

Với nhà ở hiện đại ngày nay, bàn thờ có thể đặt ở bất kỳ đâu trong nhà, thậm chí với nhà cao tầng, nó có thể được đặt trên các tầng cao. Như vậy, việc đưa thêm bàn thờ vào để từ Dương trạch tam yếu trở thành Dương trạch tứ yếu là điều cần thiết và phù hợp.

Phòng thờ cần đạt Tam quy

Đối với phòng thờ thì cần lưu ý về Tam quy (3 quy tắc), đó là:

Phòng thờ đạt Tam quy tức là tốt lành, mang lại sinh khí, những điều may mắn cho cả Đinh (sức khỏe) và Tài (tài lộc).

Quy tắc 1: Tọa cát hướng cát

Tọa cát tức là cần đặt bàn thờ ở cung tốt (cát). Vì đây là các khu vực có các sao tốt chiếu đến. Bàn thờ đặt ở đây sẽ được vượng khí.

Hướng cát tức là hướng của bàn thờ cần quay về cung tốt (cát). Vì bàn thờ thuộc Âm Hỏa, mà lửa có tính hút không khí. Không khí xung quanh bị hút vào mới duy trì được ngọn lửa. Nên nếu bàn thờ quay về phương vị tốt lành, sẽ giúp hút sinh khí tốt lành vào nuôi dưỡng. Ngọn lửa được Sinh Khí nuôi dưỡng gọi là Sinh Hỏa (lửa tốt). Còn ngọn lửa bị Tà Khí nuôi dưỡng sẽ là Tà Hỏa (lửa xấu).

Hướng của bàn thờ là hướng mặt trước của bàn thờ, tức là hướng ngược lại với hướng nhìn của người đứng khấn.

Cát, trong tọa Cát hướng Cát, được hiểu là các cung thỏa mãn điều kiện:

Quy tắc 2: Tàng phong tụ khí

Tàng là giữ, tụ là hội tụ. Tàng phong tụ khí nghĩa là khu vực phòng thờ cần được thiết kế để sinh khí có thể tụ lại. Từ đó bàn thờ mới có thể “hút sinh khí” vào.

Để đạt được tàng phong tụ khí, bàn thờ nên được đặt trong một căn phòng độc lập, với tường bao xung quanh. Nhiều căn nhà, nhất là căn hộ chung cư, thường chuộng kiểu thiết kế mở. Tức là không có bàn thờ, mà bàn thờ đặt ngay trong phòng khách. Đây cũng là kiểu thiết kế bàn thờ trong các nhà ba gian cổ ngày xưa.

Nhưng điều này không thực sự tốt cho phong thủy phòng thờ. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải thiết kế mở như vậy, thì nên có các phần khung bao xung quanh (như hình dưới) để giúp Khí có thể tụ được:

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có tường bao không có nghĩa là kín mít. Vẫn cần có các cửa sổ. Tuy nhiên cửa sổ không được thẳng tắp một đường với cửa đi vào. Nếu phòng thờ ở nhà phố, cần tránh cửa vào phòng và cửa ban công thẳng nhau. Điều này dẫn đến vấn đề “khí trực xung”, tức khí đi vào phòng không tụ lại được, mà thất thoát đi luôn. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải làm như vậy, thì ở giữa hai cửa đó có thể đặt một chậu cây cao, hoặc đặt bàn ăn, bình phong, vách ngăn…

Quy tắc 3: Thủy hỏa bất tương dung

Thủy và Hỏa là hai thuộc tính ngũ hành khắc chế nhau. Phòng thờ thuộc Âm Hỏa, nên cần tránh nó tiếp xúc với các yếu tố thuộc Thủy.

Do đó, phòng thờ cần tránh tiếp xúc, giáp với phòng vệ sinh, phòng tắm, bể nước… Nếu bắt buộc phải làm như vậy, thì ít nhất, giữ cho bàn thờ tránh xa những thứ này. Với nhà cao tầng, thì tránh đặt phòng thờ thẳng ở trên hay dưới các phòng tắm, vệ sinh.

Quy tắc này không chỉ áp dụng cho nội bộ trong nhà, mà còn liên quan đến các nhà hàng xóm lân cận. Nếu như phòng thờ của nhà mình mà giáp ngay với phòng vệ sinh nhà hàng xóm (qua một bức tường), thì sự ảnh hưởng là vẫn có. Cho nên, khi làm phong thủy của một căn nhà, cần chú ý đến cả sự bố trí nội thất của các nhà hàng xóm xung quanh.

Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp giáp Thủy – Hỏa không tránh được, thì có thể hóa giải bằng cách sử dụng hành Mộc ở giữa. Để Thủy khí khi xâm nhập vào sẽ bị Mộc hấp thụ (do Thủy sinh Mộc). Sau đó chuyển thành Mộc khí rồi đi vào Hỏa (Mộc sinh Hỏa).

Các lưu ý về mặt hình thế của phòng thờ

Ngoài tam quy như đã nêu ở trên, phòng thờ cần tuân thủ các nguyên tắc về mặt hình thế khác như sau: