Cùng với cửa chính (Môn), phòng ngủ (Chủ), và phòng thờ (Thờ), thì bếp nấu (Táo) cũng là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất trong nhà ở (Dương trạch tứ yếu).

Tầm quan trọng của bếp nấu

Táo là bếp nấu. Tức là nơi nấu ăn, nuôi dưỡng cả gia đình. Có câu “Bệnh tật từ miệng”, tức là những gì chúng ta ăn vào sẽ quyết định sức khỏe của chính chúng ta. Nên bếp ăn là rất quan trọng.

Nói về mặt hình tượng, Táo cũng là nơi duy trì ngọn lửa gia đạo, ngọn lửa hạnh phúc của một gia đình. Các thành viên trong gia đình có đoàn kết, có tương trợ giúp đỡ nhau hay không, cũng là nhờ “ngọn lửa” này.

Người xưa cũng có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Người đàn ông thường là mạnh khỏe, nên việc kiếm tiền, làm nhà làm cửa là của người đàn ông. Còn người phụ nữ xưa thường ở nhà nội trợ, bếp núc. Nên chữ “tổ ấm” ở đây cũng gắn liền với “ngọn lửa ấm cúng” của bếp nấu. Người phụ nữ là người “giữ lửa” cho gia đình, duy trì “tổ ấm” hạnh phúc.

Bếp nấu cần đạt Tam quy

Đối với bếp nấu thì cần lưu ý về Tam quy (3 quy tắc), đó là:

Bếp nấu đạt Tam quy tức là bếp lành, mang lại sinh khí, những điều may mắn cho cả Đinh (sức khỏe) và Tài (tài lộc).

Quy tắc 1: Tọa hung hướng cát

Tọa hung tức là cần đặt bếp ở cung xấu (hung). Vì lửa của bếp là thuộc Dương hỏa, rất mạnh. Nên nếu đặt bếp ở các cung xấu, sẽ giúp hủy đi các sao xấu, khí xấu.

Hướng cát tức là hướng của bếp cần quay về cung tốt (cát). Vì lửa có tính hút không khí. Không khí xung quanh bị hút vào mới duy trì được ngọn lửa. Nên nếu cửa bếp quay về phương vị tốt lành, sẽ giúp hút sinh khí tốt lành vào nuôi dưỡng. Ngọn lửa được Sinh Khí nuôi dưỡng gọi là Sinh Hỏa (lửa tốt). Còn ngọn lửa bị Tà Khí nuôi dưỡng sẽ là Tà Hỏa (lửa xấu).

Xác định hướng bếp như thế nào?

Xưa các cụ dùng bếp lò, là loại bếp có miệng bếp quay ra ngoài. Đó là nơi củi sẽ được đưa vào để duy trì ngọn lửa. Không khí cũng chủ yếu được hút vào ở đây. Do đó hướng bếp được xác định là hướng miệng bếp (cửa bếp). Tức là hướng ngược lại với hướng nhìn của người đang đứng nấu bếp.

Tuy nhiên, ngày nay, đa phần các hộ gia đình sử dụng bếp ga, bếp điện, bếp từ. Các loại bếp này không có cửa bếp, miệng bếp, để đưa củi vào. Khi đó, hướng bếp vẫn sẽ được tính là hướng ngược với hướng nhìn của người nấu bếp như trước đây. Đây là cách hiểu mang tính quy ước.

Điều kiện để tọa hung, hướng cát

Hướng cát tức là hướng về  phương tốt, theo Lý khí sẽ có các điều kiện sau:

Tọa hung, tức là bếp tọa ở cung xấu. Theo Lý khí sẽ có các điều kiện sau:

Quy tắc 2: Tàng phong tụ khí

Tàng là giữ, tụ là hội tụ. Tàng phong tụ khí nghĩa là khu vực bếp (phòng bếp) cần được thiết kế để sinh khí có thể tụ lại. Từ đó bếp mới có thể “hút sinh khí” vào.

Để đạt được tàng phong tụ khí, bếp nên được đặt trong một căn phòng độc lập, với tường bao xung quanh. Nhiều căn nhà, nhất là căn hộ chung cư, thường chuộng kiểu thiết kế mở, tức là phòng khách – bếp liên thông với nhau. Nhưng điều này không thực sự tốt cho phong thủy phòng bếp. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải thiết kế mở, thì nên có các quầy bar thấp (như hình dưới) để ngăn chia tương đối (ước lệ) không gian bếp (như hình dưới đây). Điều này giúp Khí có thể tụ được:

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, có tường bao không có nghĩa là kín mít. Vẫn cần có các cửa sổ. Tuy nhiên cửa sổ không được thẳng tắp một đường với cửa đi vào. Nếu phòng bếp ở nhà phố, cần tránh cửa vào phòng và cửa ban công thẳng nhau. Điều này dẫn đến vấn đề “khí trực xung”, tức khí đi vào phòng không tụ lại được, mà thất thoát đi luôn. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải làm như vậy, thì ở giữa hai cửa đó có thể đặt một chậu cây cao, hoặc đặt bàn ăn, bình phong, vách ngăn…

Quy tắc 3: Thủy hỏa bất tương dung

Thủy và Hỏa là hai thuộc tính ngũ hành khắc chế nhau. Bếp thuộc Dương Hỏa, nên cần tránh nó tiếp xúc với các yếu tố thuộc Thủy.

Do đó, phòng bếp cần tránh tiếp xúc, giáp với phòng vệ sinh, phòng tắm, bể nước… Nếu bắt buộc phải làm như vậy, thì ít nhất, giữ cho bếp nấu tránh xa những thứ này. Với nhà cao tầng, thì tránh đặt bếp thẳng ở trên hay dưới các phòng tắm, vệ sinh.

Quy tắc này không chỉ áp dụng cho nội bộ trong nhà, mà còn liên quan đến các nhà hàng xóm lân cận. Nếu như bếp của nhà mình mà giáp ngay với phòng vệ sinh nhà hàng xóm (qua một bức tường), thì sự ảnh hưởng là vẫn có. Cho nên, khi làm phong thủy của một căn nhà, cần chú ý đến cả sự bố trí nội thất của các nhà hàng xóm xung quanh.

Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp giáp Thủy – Hỏa không tránh được, thì có thể hóa giải bằng cách sử dụng hành Mộc ở giữa. Để Thủy khí khi xâm nhập vào sẽ bị Mộc hấp thụ (do Thủy sinh Mộc). Sau đó chuyển thành Mộc khí rồi đi vào Hỏa (Mộc sinh Hỏa).

Quy tắc Thủy hỏa bất tương dung cũng áp dụng với việc bố trí các đồ vật trong phòng bếp. Bếp nấu cần đặt cách xa các vật thuộc Thủy như chậu rửa, tủ lạnh. Đặc biệt tránh trường hợp bếp bị kẹp giữa bởi 2 thứ đồ này. Khi thiết kế phòng bếp, cần lưu ý 3 đồ này nên tạo thành hình tam giác. Như vậy không chỉ tốt về mặt phong thủy, mà việc sử dụng cũng thuận tiện hơn.

Các lưu ý về mặt hình thế của bếp

Ngoài tam quy như đã nêu ở trên, bếp cần tuân thủ các nguyên tắc về mặt hình thế khác như sau:

Ngoài ra, do Hỏa khắc Kim, nên bếp cần tránh bố trí ở các phương Lục Bạch, Thất Xích. Cũng không thích hợp bố trí ở phương có tổ hợp phi tinh tượng trưng cho bệnh tật và hỏa hoạn như 2-5, 5-2, 7-9, 9-7, 2-7, 7-2, 5-7, 7-5, 5-7-9.