Khi phi tinh trên đồ bàn Huyền Không sẽ phân ra hai trường hợp: phi tinh chính hướng và kiêm hướng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu cách phi tinh chính hướng.
Khi phi tinh, dù chính hướng hay kiêm hướng, thì cũng cơ bản là bước an các sao chủ vận – chủ sơn – chủ hướng trên toàn đồ bàn (9 ô). Khi tất cả các ô trong đồ bàn đều có đủ 3 sao trên nghĩa là đã phi tinh xong.
Bước 1: Phi tinh sao chủ vận
Với sao chủ vận thì việc phi tinh rất đơn giản. Sao chủ vận là sao đương vận ở tiểu vận hiện tại. Khái niệm tiểu vận là một quãng thời gian kéo dài 20 năm. Có tất cả 9 tiểu vận nên gọi là Tam nguyên cửu vận.
Như vậy, để phi tinh sao chủ vận, sẽ bao gồm 2 bước:
- Xác định sao chủ vận ở trung cung.
- Phi tinh (an) các sao chủ vận ở các cung địa bàn.
Tùy theo thời gian hiện tại mà ta sẽ xác định được sao chủ vận ở trung cung là sao gì. Ví dụ:
- Từ năm 1984 – 2003: thuộc tiểu vận 7. Nên sao chủ vận là sao số 7 (Thất xích).
- Từ năm 2004 – 2023: thuộc tiểu vận 8. Nên sao chủ vận là sao số 8 (Bát bạch).
- Từ năm 2024 – 2043: thuộc tiểu vận 9. Nên sao chủ vận là sao số 9 (Cửu tử).
- Từ năm 2044 – 2063: thuộc tiểu vận 1. Nên sao chủ vận là sao số 1 (Nhất bạch).
- Vân vân…
Sau khi an sao chủ vận ở trung cung, ta tiến hành phi tinh sao chủ vận trên các cung địa bàn xung quanh. Chiều của sao chủ vận luôn là chiều thuận.
Ví dụ: ta cần phi tinh căn nhà tọa Tí hướng Ngọ vào năm 2021, tức là thuộc tiểu vận 8, thì cho sao số 8 (Bát bạch) nhập trung cung. Sau đó, ta tiến hành phi tinh theo chiều thuận, được sao chủ vận ở các cung địa bàn như hình:
Bước 2: Xác định sao chủ sơn và sao chủ hướng ở trung cung
Sao chủ sơn (sơn tinh) và sao chủ hướng (hướng tinh) ở trung cung là quan trọng nhất. Nó sẽ được sử dụng làm cơ sở để xác định các sao chủ sơn hướng trên các cung địa bàn xung quanh.
Cần nhớ kỹ nguyên tắc sau:
- Sao chủ sơn ở trung cung chính là sao chủ vận ở cung sơn.
- Sao chủ hướng ở trung cung là sao chủ vận ở cung hướng.
Lấy ví dụ cho căn nhà tọa Tí hướng Ngọ: ta thấy sao chủ vận ở cung sơn là sao số 4 (Tứ lục), sao chủ vận ở cung hướng là sao số 3 (Tam bích). Như vậy, ta cho sao Tứ lục nhập trung cung, trở thành sao chủ sơn ở trung cung, viết bên trái sao chủ vận. Tiếp tục cho sao Tam bích ở cung hướng nhập trung cung, trở thành sao chủ hướng, viết bên phải sao chủ vận. Như vậy, ở trung cung ta có cặp sao sơn hướng là 4-3.
Bước 3: Phi tinh sao chủ sơn hướng ở trung cung trên các cung địa bàn
Không giống như sao chủ vận, các sao chủ sơn, chủ hướng có thể bay thuận hoặc bay nghịch, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Như ở hình trên, có thể thấy sao chủ sơn Tứ lục đang bay thuận, còn sao chủ hướng Tam bích lại bay nghịch. Vậy làm sao xác định chính xác trường hợp nào bay thuận, trường hợp nào bay nghịch?
Bước 3.1: Xem sơn tọa và sơn hướng thuộc Thiên, Địa hay Nhân nguyên long
Như đã nói ở bài 24 sơn vị trong đồ hình bát cung, mỗi sơn có thể thuộc một trong ba nguyên long (còn gọi là Tam nguyên long). Gồm: Thiên nguyên long, Địa nguyên long và Nhân nguyên long. Ở bước này, ta cần xác định rõ sơn tọa và sơn hướng của nhà là thuộc nguyên long nào. Lưu ý: sơn tọa và sơn hướng luôn là cùng 1 nguyên long.
Tiếp tục ví dụ trên đây, nhà tọa Tý hướng Ngọ, nên sơn tọa là sơn Tý, sơn hướng là sơn Ngọ. Cả hai cùng thuộc vào Thiên nguyên long.
Bước 3.2: Đối chiếu sao chủ sơn và hướng ở trung cung lên đồ hình Lạc Thư (cửu tinh đồ cơ bản) xem cung nguyên thuỷ của nó ở đâu
Ở bước này, ta sẽ căn cứ vào đồ hình Lạc thư (hay còn gọi là Cửu tinh đồ cơ bản, hay phi tinh đồ cơ bản):
Tiếp tục ví dụ nhà sơn Tý hướng Ngọ ở trên. Dựa vào đồ hình Lạc thư, có thể thấy:
- Sao chủ sơn (sao số 4) nằm ở cung Tốn, hướng Đông Nam.
- Sao chủ hướng (sao số 3) nằm ở cung Chấn, hướng Đông.
Bước 3.3: Kiểm tra sơn vị theo nguyên long tương ứng ở bước 3.1
Sau khi tìm được hai cung nguyên thủy trên địa bàn Lạc thư, ta đối chiếu 2 cung này vào đồ bàn Bát cung. Xem sơn vị tương ứng của cung đó (thuộc cùng nguyên long đã tìm được ở bước 3.1), xem sơn vị đó mang dấu gì. Nếu mang dấu (+) tức là dương thì sao đó phi thuận. Nếu mang dấu (-) là phi nghịch.
Phần này khá phức tạp, nên có thể hình dung qua ví dụ cụ thể ở trên:
- Trong bước 3.2, ta thấy sao chủ sơn (sao Tứ lục số 4) đang ứng với cung Tốn trên đồ hình Lạc thư. Đối chiếu với cung Tốn trong đồ bàn bát cung (hình trên). Ta thấy Thiên nguyên long (cùng nguyên long với kết quả ở bước 3.1) của cung Tốn là sơn vị Tốn (trùng tên). Sơn vị này ta thấy ghi dấu (+), tức là sơn vị dương. Nên sao số 4 sẽ phi theo chiều thuận.
- Sao chủ hướng (sao Tam bích số 3) đang ứng với cung Chấn trên đồ hình Lạc thư. Đối chiếu với cung Chấn trong đồ bàn bát cung, thấy Thiên nguyên long của cung Chấn là Mão. Sơn vị này mang dấu (-), nên là sơn vị âm. Vậy sao Tam bích phi nghịch.
Bước 3.4: Tiến hành phi tinh các sao chủ sơn và chủ hướng
Sau khi đã tìm được chiều phi tinh thuận / nghịch của sao chủ sơn và hướng rồi, ta sẽ tiến hành bước phi tinh trên toàn đồ bàn. Có thể xem lại bài viết sau để nắm rõ cách thức phi tinh thuận và nghịch.
Với ví dụ nhà tọa Tý hướng Ngọ ở trên, ta phi tinh hai sao Tứ lục theo chiều thuận, Tam bích theo chiều nghịch. Và được đồ bàn hoàn chỉnh như sau:
Đên đây ta đã hoàn thành các bước để lập tinh bàn tiểu vận trường hợp chính hướng.
Một số ví dụ về phi tinh chính hướng
Dưới đây là một số ví dụ để giúp các bạn luyện tập việc phi tinh: