Sau các bước đo đạc kích thước hiện trạng mảnh đất và can vẽ lên giấy / máy tính, thì bước tiếp theo sẽ là lập đồ bàn bát cung. Nó có nhiều tên gọi khác như:
- Đồ hình bát cung
- Đồ bàn phong thủy
- Đồ hình phong thủy
- Đồ hình bát quái
- Đồ bàn bát quái
Đồ bàn bát cung là gì
Đồ bàn bát cung là một hình tròn, có nhiều tầng. Bên ngoài cùng là vành độ, với độ số từ 0 đến 360 độ. Bên trong là các tầng, mỗi tầng sẽ ghi một thông tin. Như ở hình dưới đây, là đồ bàn bát cung được vẽ đè lên một mặt bằng nhà:
Đồ bàn bát cung có cấu trúc khá tương đồng với La kinh đo hướng. Trên đồ bàn bát cung có thể ghi thông tin về từng cung, quẻ của cung, thuộc tính ngũ hành của cung, bát du niên, 24 sao chòm Phúc Đức, các sao chủ hướng, chủ vận, chủ sơn trong Huyền không phi tinh…
Nói chung, để ghi đầy đủ tất cả các thông tin lên đồ bàn bát cung thì sẽ khá rối rắm. Vì có quá nhiều thông tin cần phải ghi. Mà không ghi đủ thì lại không xem được phong thủy.
Nên ở đây ta có 2 giải pháp:
Giải pháp 1. Tách phần đồ bàn ra một lớp riêng
Giả sử phần sơ đồ mặt bằng nhà ta vẽ lên một tờ giấy trắng. Sau đó phần hình tròn (đồ bàn bát cung) ta vẽ lên một tờ giấy khác dạng trong suốt hoặc nhìn xuyên được (giấy pơ-luya). Và phải sử dụng màu mực khác với màu đã dùng để vẽ sơ đồ mặt bằng. Đặt tờ giấy có đồ bàn đè lên tờ giấy vẽ mặt bằng. Lúc này ta sẽ có 2 phần độc lập nhau. Khi cần xem mặt bằng, thì ta có thể tạm bỏ tờ giấy có đồ hình ra chỗ khác.
Với trường hợp vẽ trên máy tính, thì có thể đặt cho đồ hình nằm ở một lớp (layer) riêng, và có thể bật tắt được lớp này.
Tuy nhiên, với cách làm này, khi cần xem song song cả 2 lớp thông tin (đồ hình và mặt. bằng) thì trông vẫn bị rối rắm khó nhìn. Do đó, có thể sử dụng giải pháp thứ hai như sau.
Giải pháp 2. Làm 2 đồ bàn riêng biệt
Đồ bàn thứ nhất là đồ bàn cơ bản, chỉ có phân các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc… như hình ở trên. Trong đó không ghi bất kỳ thông tin gì.
Đồ bàn thứ hai là đồ bàn chi tiết, có thể kẻ thành dạng ô vuông, trong đó có đầy đủ các thông tin cần thiết. Như hình dưới đây:
Khi tiến hành xem phong thủy, ta đối chiếu giữa 2 đồ bàn với nhau. Ở đồ bàn hình tròn, ta chủ yếu xem các cung hướng. Ví dụ cửa chính nằm ở hướng nào, bếp nằm ở hướng nào. Còn muốn biết hướng đó tốt xấu ra sao, thì lại đối chiếu vào đồ bàn hình vuông bên ngoài. Như vậy vừa đảm bảo không bị rối, lại có thể ghi được đầy đủ các thông tin cần thiết.
Cách lập và đọc đồ bàn bát cung
Lập nghĩa là điền các thông tin vào đồ bàn. Như các thông tin về từng cung, quẻ của cung, thuộc tính ngũ hành của cung, bát du niên, 24 sao chòm Phúc Đức, các sao chủ hướng, chủ vận, chủ sơn trong Huyền không phi tinh… Tương tự như hình bên trên, có thể thấy, ở mỗi hướng đều có đầy đủ các thông tin tương ứng.
Đọc nghĩa là dựa vào các thông tin đã ghi ở trên, phân tích xem có hạn tốt hay xấu như thế nào. Có phạm phải điều gì không. Và hóa giải như thế nào.
Để làm được các việc đó, bắt buộc phải có đủ kiến thức về phong thủy mà chúng tôi đã truyền tải thông qua các khóa học phong thủy.
Việc “lập” có thể được thực hiện thông qua phần mềm ứng dụng. Hiện nay, khi học viên tham gia các khóa học của chúng tôi sẽ được cung cấp phần mềm hỗ trợ làm việc này. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phần mềm mà không hiểu, thì khi không có phần mềm sẽ rất bị động, không biết làm. Và cũng sẽ không thể “đọc” được đồ bàn, một khi không hiểu về cách “lập”.
Đồ bàn bát cung mẫu
Dưới đây là mẫu đồ bàn bát cung, học viên có thể lập theo mẫu này, hoặc in ra để tiện sử dụng: