Khi thực hành phong thủy, thì một bước cơ bản rất quan trọng đó là phải đo được kích thước thực tế của mảnh đất, ngôi nhà. Sau đó can vẽ lại theo đúng tỷ lệ lên giấy. Dựa vào bản vẽ trên giấy, ta mới có thể phân cung lập cục, và bố trí đồ đạc được.

Đo kích thước đất, nhà

Đo kích thước đất là cách nói tóm gọn, kỳ thực công việc này bao gồm nhiều công đoạn: đo kích thước các cạnh mảnh đất, đo các góc của mảnh đất, đo độ dốc nền, và đo các yếu tố ngoại cảnh xung quanh.

Đo kích thước các cạnh của mảnh đất

Đây là khâu quan trọng nhất của cả quá trình đo vẽ. Các cạnh khu đất thường có kích thước lớn, có thể lên tới hàng chục mét. Do đó phải sử dụng các loại thước có độ dài lớn. Thường người ta dùng một trong các loại thước sau:

Thước rút bằng vải: với chiều dài lớn, có thể lên đến 10-20m. Khi không dùng có thể rút gọn vào trong bằng cách quay cần gạt ở mặt bên thước.

Thước rút bằng vải

Thước rút bằng sắt: loại thước này được dùng phổ biến hơn. Lúc cần đo thì kẹp đầu móc ở vị trí mốc, rồi kéo thước đến điểm cần đo. Khi không dùng nữa chỉ cần gạt công tắc, thước sẽ tự động thu về. Tuy sử dụng tiện hơn thước vải, nhưng độ bền của loại thước sắt này kém hơn. Và có thể làm bị thương nếu không cẩn thận.

Ngoài ra, cần lưu ý, nhiều loại thước trên thị trường hiện nay có độ chính xác không cao. Như hình dưới đây, mỗi thước lại có vạch chia khá chênh lệch nhau:

Thước laser điện tử: loại thước này chỉ cần đặt ở vị trí mốc rồi bấm nút. Tia laser sẽ chiếu thẳng đến bề mặt cần đo. Sau tiếng bíp, màn hình của thước sẽ hiển thị khoảng cách từ vị trí đặt thước đến bề mặt cần đo. Loại thước này rất tiện dụng, có thể đo được các khoảng cách lớn hơn so với các loại thước rút. Đặc biệt khi đo các khoảng cách đứng, ví dụ từ sàn lên tới trần nhà, thì thước này sẽ đo dễ dàng hơn rất nhiều so với thước rút. Nhược điểm của thước này là giá thành cao, có khả năng hết pin khi đang cần kíp. Và cũng dễ hư hỏng nếu không được bảo quản cẩn thận / hoặc không phải hãng uy tín.

 

Đo các góc của mảnh đất

Đa phần các mảnh đất, ngôi nhà có các góc hình vuông. Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Có nhiều căn nhà có hình thang, hình tam giác, hoặc hình tứ giác, ngũ giác không vuông vắn. Thậm chí ngay cả các căn nhà tưởng chừng như là vuông vắn thì các góc của nó cũng không phải vuông một cách tuyệt đối. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc 90 độ. Nếu như quá trình đo vẽ mà không phản ánh đúng độ lệch này thì có thể dẫn đến sai lệch bản vẽ. Từ đó dẫn đến sai sót trong việc xem phong thủy.

Nên khi đo bất kỳ mảnh đất nào, bên cạnh việc đo kích thước, luôn cần phải đo cả góc. Tốt nhất nên sử dụng loại thước đo góc như sau:

Đo độ dốc nền

Độ dốc nền thường không đáng kể, và không nhất thiết phải phản ánh vào bản vẽ. Tuy nhiên việc nhà dốc ra trước hay dốc ra sau sẽ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến phong thủy. Do đó trong quá trình đo đạc đất hay nhà, thì nên đo cả độ dốc nền. Việc đo độ dốc nền sẽ được thực hiện bằng thước Nivo (hay thước thủy tĩnh).

Cơ chế của loại thước này đó là một trục tròn nhỏ màu xanh lá. Bên trong có giọt nước (thực tế nếu theo vật lý học thì đây là một bong bóng khí). Đặt thước này thẳng trên nền đất / nhà. Nếu giọt nước cân bằng ở chính giữa thì đất đó là bằng phẳng. Nếu giọt nước chạy tới phía nào thì bên đó là cao hơn. Vì nguyên tắc là phía nào cao thì không khí sẽ trôi về phía đó, do không khí nhẹ hơn nước.

Thước nivo thường có 3 chiều đo như hình dưới: đo theo phương thẳng, theo phương ngang và phương chéo 45 độ.

Trên thị trường hiện nay cũng bán loại thước đo tổng hợp, có thể thay thế cho tất cả các thước nói trên, rất tiện dụng:

 

Đo các yếu tố ngoại cảnh xung quanh

Căn nhà, mảnh đất của chúng ta không đứng độc lập. Mà nó nằm giữa một tổng thể nhiều công trình kiến trúc, đường xá cũng như cảnh quan tự nhiên. Và nó luôn chịu tác động, ảnh hưởng từ các yếu tố đó. Nên việc đo vẽ lại các yếu tố xung quanh cũng là rất cần thiết. Thường công việc này sẽ bao gồm:

 

Can vẽ lại thực địa lên giấy hoặc lên máy tính

Sau khi hoàn thành công tác đo đạc, mọi kết quả đo đều đã có trong sổ tay, ta sẽ bắt đầu đến công đoạn thứ hai: can vẽ lại lên giấy hoặc lên máy tính.

Can vẽ lên máy tính

Thực ra việc can vẽ trên máy tính mang độ chính xác cao hơn. Nhưng lại đòi hỏi phải có một kỹ năng chuyên môn nhất định mới làm được. Thường để can vẽ trên máy, người ta hay dùng phần mềm AutoCAD. Nhưng bất kể phần mềm vẽ nào thực tế cũng đều có thể làm được.

Để học cách can vẽ lên máy tính cho người chưa biết gì, có thể tham khảo khóa học Kiến trúc bổ trợ của chúng tôi.

Can vẽ lên giấy

Nếu không có điều kiện sử dụng máy tính, thì can vẽ trên giấy cũng không có vấn đề gì. Thậm chí trong một số trường hợp, việc can vẽ lên giấy còn tiện dụng hơn. Bởi lẽ có thể chủ động, không cần nguồn điện, nên có thể làm ở bất kỳ đâu. Để có thể can vẽ được lên giấy, thì nên chuẩn bị sẵn một cuốn sổ vẽ có chia ô nhỏ (ô-li). Các ô vuông nhỏ sẽ đóng vai trò đảm bảo để tỷ lệ vẽ được giữ nguyên đồng nhất trong cả bản vẽ.

Như hình dưới đây là một thí dụ. Mỗi ô vuông được quy định có chiều rộng tương ứng với 10 mét. Tỷ lệ này không nhất thiết phải cố định, mà có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp. Với các mảnh đất lớn, thì để là 10 mét. Nhưng với mảnh đất nhỏ hơn, một ô vuông có thể chỉ tương ứng với 5 mét, hoặc thậm chí 1 mét.

Như vậy, có thể thấy căn nhà trên hình có chiều dài là 20 mét, và chiều rộng là 10 mét. Khoảng cách giữa nhà và ao là một con ngõ nhỏ có chiều rộng là 5 mét. Ao hình vuông vắn, mỗi chiều rộng 20 mét.

Khi thực hành đo đạc và can vẽ, mọi yếu tố xuất hiện trên bản vẽ (kích thước của nó, hay khoảng cách của nó tới mảnh đất) đều luôn cần theo đúng tỷ lệ quy định sẵn.

Ghi các yếu tố bổ trợ lên bản vẽ

Dù là can vẽ lên giấy hay lên máy tính, thì sau khi xong các phần khung chính như hình trên, ta sẽ tiến hành ghi các yếu tố bổ trợ. Bao gồm: