Lập tinh bàn tiểu vận trường hợp kiêm hướng về cơ bản cũng tương tự như trường hợp chính hướng. Nhưng sẽ sử dụng sao thay thế, gọi là Thế quái. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách phi tinh kiêm hướng.

Để thuận tiện và dễ hiểu, chúng ta sẽ đi vào 2 ví dụ cụ thể:

Với căn nhà A, trường hợp chính hướng, ta tiến hành lập tinh bàn tiểu vận trường hợp chính hướng, được đồ bàn như hình sau:

Giờ ta bắt đầu quá trình phi tinh căn nhà B, trường hợp kiêm hướng:

Bước 1: Phi tinh sao chủ vận

Bước này về cơ bản sẽ giống hệt như trường hợp chính hướng, nên sẽ không nói lại nữa. Cơ bản vẫn là xác định tiểu vận hiện tại, rồi cho sao chủ vận nhập trung cung, phi thuận.

Bước 2: Xác định sao chủ sơn và sao chủ hướng ở trung cung

Bước này bắt đầu làm không khác gì trường hợp chính hướng cả. Nhà tọa Tý hướng Ngọ nên sao chủ vận ở cung sơn là sao số 4, sao chủ vận ở cung hướng là sao số 3. Cho 2 sao này nhập trung cung, được cặp sao sơn hướng ở trung cung là 4-3.

Tiếp theo ta sẽ tìm thế quái (sao thay thế) cho hai sao này. Hiểu nôm na rằng, vì là trường hợp kiêm hướng, nên khí bị pha tạp, dẫn đến sao sơn hướng bị biến đổi thành sao khác.

Đối chiếu lên đồ hình Lạc thư. Có thể thấy: sao số 4 (Tứ lục) ứng với hướng Tốn, sao số 3 (Tam bích) ứng với hướng Chấn:

Tiếp tục đối chiếu lên đồ hình bát cung (hình dưới): cung Tốn có Thiên nguyên long là Tốn. Lưu ý ở đây dùng Thiên nguyên long là vì các sơn tọa hướng của nhà (Tý, Hợi) đều thuộc Thiên nguyên long. Cung Chấn có Thiên nguyên long là Mão:

 

Chọn thế quái theo nguyên tắc sau:

Như vậy, sao số 4 ứng với cung Tốn, Thiên nguyên long là sơn Tốn, nên thế quái sẽ là 6. Lấy sao số 6 (Lục bạch) thay thế cho sao số 4 (Tứ lục).

Sao số 3 ứng với cung Chấn, Thiên nguyên long là sơn Mão, nên thế quái sẽ là 2. Lấy sao số 2 (Nhị hắc) thay thế cho sao số 3 (Tam bích).

Ta được cặp sao sơn hướng mới (thế quái) là: 6-2.

Sao số 6 là sao chủ sơn ở trung cung. Sao số 2 là sao chủ hướng ở trung cung.

Bước 3: Phi tinh sao chủ sơn hướng ở trung cung trên các cung địa bàn

Chiều phi tinh (thuận/nghịch) của các sao chủ sơn và chủ hướng xác định tương tự trường hợp chính hướng.

Sao chủ sơn (sao số 6) đang ứng với sơn Tốn, mang dấu (+), nên sao số 6 phi thuận.

Sao chủ hướng (sao số 2) đang ứng với sơn Mão, mang dấu (-), nên sao số 2 phi nghịch.

Lúc này, ta đã có đồ bàn hoàn chỉnh của căn nhà B:

Trường hợp gặp sao Ngũ hoàng

Quay trở lại bước 2 trên đây, nếu các sao chủ sơn, chủ hướng ở trung cung không phải sao số 5 (sao Ngũ hoàng) thì các bước sẽ tiến hành đúng như trình tự trên. Tuy nhiên, nếu một trong hai sao, chủ sơn hoặc chủ hướng mà là sao số 5 thì cần lưu ý.

Ở bước đối chiếu lên đồ hình Lạc thư, ta thấy sao số 5 Ngũ hoàng đóng ở trung cung của đồ hình Lạc thư. Như vậy ta không thể xác định được cung tương ứng như với các trường hợp sao khác:

Lúc này, ta cần theo nguyên tắc sau:

Tức là với trường hợp đặc biệt này, thì sơn vị sử dụng để xác định thế quái sẽ luôn là Mậu hoặc Kỷ.

Ví dụ minh họa:

Ta lấy một ví dụ cụ thể để dễ hình dung: căn nhà C, hướng nhà 64 độ, tọa Thân hướng Dần, nhập trạch vận 8, lập kiêm hướng:

Sao chủ vận ở cung sơn là 5 (Ngũ hoàng), sao chủ vận ở cung hướng là 2 (Nhị hắc). Đối chiếu lên đồ hình Lạc thư:

Ta được tinh bàn hoàn chỉnh cho căn nhà C như sau: