Phi tinh bàn trong Huyền Không có nhiều ô khác nhau. Mỗi ô lại có nhiều sao khác nhau. Để có thể thực hành Huyền Không cần phải hiểu rõ về cấu trúc của phi tinh bàn.

Cấu trúc phi tinh bàn

Một phi tinh bàn hoàn chỉnh bao gồm 9 ô vuông. Ô dưới cùng tương ứng với hướng Bắc. Ô trên cùng là hướng Nam. Theo thứ tự chiều kim ngược kim đồng hồ là: Bắc – Đông Bắc – Đông – Đông Nam – Nam – Tây Nam – Tây – Tây Bắc.

Trong phong thủy, các ô này được gọi là cung. Và tương ứng với các hướng trên, lần lượt gọi là: cung Khảm, cung Cấn, cung Chấn, cung Tốn, cung Ly, cung Khôn, cung Đoài, cung Càn.

Cung tương ứng với hướng nhà gọi là cung hướng, hay hướng bàn. Đối diện với cung hướng, nơi nhà tựa lưng vào là cung sơn, hay sơn bàn. Còn ở giữa là trung cung. Khí đi từ cung hướng qua trung cung, rồi tới cung sơn là mạch khí chính của nhà, quan trọng nhất.

Cấu trúc cung trong phi tinh bàn

Trong mỗi cung, thường có 3 ngôi sao. Sao ở chính giữa gọi là sao chủ vận, hay vận tinh. Sao bên trái là sao chủ sơn, hay sơn tinh. Sao bên phải là sao chủ hướng, hay hướng tinh. Có một số người lại viết sao chủ sơn và sao chủ hướng lên trên sao chủ vận, nhưng đây chỉ là cách viết mà thôi.

Thông thường thì một cung trong phi tinh bàn chỉ bao gồm 3 sao như trên: sao vận, sao sơn, sao hướng. Tuy nhiên nếu viết đầy đủ thì có thể sẽ có thêm các sao:

Các sao này là sao chủ của các tinh bàn ứng với năm, tháng, ngày, giờ tương ứng hiện tại. Tùy vào mục đích xem phong thủy, mà lựa chọn việc phi tinh cụ thể. Nhưng thông thường thì nên phi tinh ở cấp tiểu vận, năm và tháng. Trong đó phi tinh tiểu vận là quan trọng nhất.

Nói về chu trình tính thời gian trong phong thủy thì cần nhớ khái niệm Tam nguyên cửu vận.

Tam nguyên là thượng nguyên, trung nguyên, hạ nguyên. Nguyên còn gọi bằng tên khác là Đại vận. Mỗi đại vận kéo dài 60 năm.

Mỗi đại vận lại bao gồm ba tiểu vận, nên có tất cả chín tiểu vận (cửu vận). Mỗi tiểu vận kéo dài 20 năm. Và đây là mốc để phi tinh chủ yếu.

Dưới mức tiểu vận là các mức: năm (niên), tháng (nguyệt), ngày (nhật), giờ (thời).