Âm dương (hay lưỡng nghi) là một khái niệm được gặp rất nhiều trong cuộc sống. Trong phong thủy, nó cũng được ứng dụng rất nhiều.
Âm dương là gì
Đây là một khái niệm trong khoa học phương Đông cổ đại. Nó bao gồm 2 thực thể:
- Âm tượng trưng cho những gì tối, lạnh, trũng thấp, màn đêm, mặt trăng, mùa đông, màu đen.
- Dương thì ngược lại, tượng trưng cho những gì sáng, nóng, vùng nổi cao, ban ngày, mặt trời, mùa hạ, màu trắng, màu đỏ.
Hai khái niệm này không thể tách rời nhau. Và phải luôn cân bằng với nhau. Một trong hai phần mà thịnh hơn, hay suy hơn thì đều không tốt.
Xem thêm bài viết trên Wikipedia
Ứng dụng âm dương trong phong thủy
Từ việc được dùng để chỉ những cặp đối lập cụ thể ở trên, người xưa tiến thêm một bước là dùng nó để chỉ những cặp đối lập trừu tượng hơn:
- Ví dụ như “lạnh-nóng”, rồi cặp “lạnh-nóng” lại là cơ sở để suy tiếp như về phương hướng.
- Phương bắc lạnh nên thuộc âm. Phương nam nóng nên thuộc dương.
- Về thời tiết: mùa đông lạnh nên thuộc âm, mùa hè nóng nên thuộc dương.
- Về thời gian: ban đêm lạnh nên thuộc âm, ban ngày nóng nên thuộc dương.
- Nếu tiếp tục nữa: đêm thì tối nên “tối” thuộc âm, ngày thì sáng nên “sáng” thuộc dương
- Tối có màu đen nên “màu đen” thuộc âm, ngày sáng thì nắng “đỏ” nên “màu đỏ” thuộc dương.
- Từ cặp “mẹ-cha” (nữ-nam, cái-đực) có thể suy ra rằng: Giống cái có khả năng mang thai (tuy một mà hai), nên về loại số, thì số “chẵn” thuộc âm; giống đực không có khả năng ấy, một là một, nên số “lẻ” thuộc dương. Điều này giải thích tại sao quẻ dương là một vạch dài, còn quẻ âm là hai vạch ngắn.
- Về hình khối thì khối vuông ổn định, tĩnh, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi là 1:4, số 4 là số chẵn, chính vì thế mà khối vuông thuộc âm; hình cầu không ổn định, động, tỷ lệ giữa đường kính và chu vi là 1:3, số 3 là số lẻ, chính vì vậy mà khối cầu thuộc dương.
- Vân vân và vân vân
Âm dương trong chu trình chuyển hóa của sự vật hiện tượng
Chu trình chuyển hóa của sự vật hiện tượng bao gồm:
- Vô cực sinh Thái cực
- Thái cực sinh Lưỡng nghi
- Lưỡng nghi sinh Tứ tượng
- Tứ tượng sinh Bát quái
- Bát quái sinh Lục thập tứ quái