Thái cực là một khái niệm được gặp nhiều trong văn hóa Trung Hoa. Từ võ thuật đến phim ảnh. Và trong phong thủy nó cũng xuất hiện.

Thái cực là gì

Thái cực (太極) là một thuật ngữ triết học Trung Hoa miêu tả tính toàn thể không hề phân chia của trạng thái hoàn toàn sơ khai hoặc để nói về tiềm năng vô tận, trái ngược với Vô cực (無極) – nghĩa là không có bắt đầu, không có kết thúc.

Khái niệm này chủ yếu được biết đến nhờ môn võ cùng tên nổi tiếng.

Xem thêm bài viết trên Wikipedia

Từ ghép tiếng Hoa:

Thái cực trong Kinh dịch

Trong Kinh dịch, mà phong thủy sau này áp dụng vào, mô tả rằng: đây là trạng thái khởi đầu của sự vật hiện tượng. Ứng với trạng thái sơ khai mới hình thành của vũ trụ. Sau vụ nổ lớn (Big Bang), các hạt vật chất nở ra, bung mạnh năng lượng bên trong của nó. Và vũ trụ được hình thành từ kích thước của một nguyên tử trở thành rộng lớn vô tận.

Nếu như Vô cực là trạng thái trống rỗng khi chưa có gì, thì Thái cực chính là khi đã bắt đầu có sự vật hiện tượng. Từ không thành có. Nó là điểm khởi đầu cho một chuỗi các quy trình chuyển hóa của sự vật hiện tượng.

Từ trạng thái rỗng không (không có gì) khi chuyển hóa liên tục đến trạng thái cuối cùng là Lục thập tứ quái. Tức là đã hình thành vạn vật. Trong Kinh dịch, Lục thập tứ quái là đại diện của vạn vật. Mọi vật trong tự nhiên, mọi mối quan hệ đều thuộc một trong các quẻ này.

Trong văn hóa Ấn Độ

Richard Wilhelm và Cary F. Baynes giải thích:

Định đề cơ bản của trạng thái khởi đầu sơ khai dựa trên đó mọi vật được sinh thành và tồn tại chính là “thái cực”. Sau này, các nhà tư tưởng Ấn Độ cũng dành tâm sức để lĩnh hội về trạng thái sơ khai này. Một trạng thái khác, “vô cực”- trạng thái khởi đầu tĩnh được mô tả bằng vòng tròn. Cùng với nó, “thái cực” được tượng trưng bằng vòng tròn phân đôi của ngày và đêm, âm và dương. Biểu tượng này cũng đóng vai trò quan trọng ở Ấn Độ và châu Âu. Tuy nhiên, ban đầu, tính phân đôi của nó là một khái niệm xa lạ đối với Kinh Dịch; Kinh Dịch chỉ miêu tả về “cực” và “đạo”. “Đạo”, với nghĩa đen là “con đường”, diễn tả “cái duy nhất”, nhưng “con đường” cũng hàm ý trên dưới, trái phải, trước sau; do đó, “đạo” cũng ngầm miêu tả sự phân đôi của hai mặt đối lập. (1967:lv)