Tâm đất, tâm nhà là khái niệm thường gặp trong khoa phong thủy. Vậy xác định tâm đất, tâm nhà như thế nào, và xác định để làm gì?

Tâm đất, tâm nhà là gì

Tâm đất là điểm nằm giữa của một mảnh đất. Tương tự có tâm nhà là điểm nằm giữa của một ngôi nhà. Tâm đất, tâm nhà thường là khái niệm được sử dụng với mục đích về hình học. Xác định tâm đất, tâm nhà để từ đó xác định được hướng nhà, hướng cửa, hướng cổng một cách chính xác nhất.

Còn về mặt lí khí, thì phong thủy sử dụng khái niệm Trung cung. Đây được coi là cung nằm giữa của đồ hình bát cung (cung thứ 9). Trung cung là khu vực thuần khí đồng nhất, cần phải tĩnh. Tâm đất, tâm nhà cũng có thể coi là điểm chính giữa của trung cung.

Cách xác định tâm đất, tâm nhà

Dưới đây là hình minh họa cách xác định tâm đất, tâm nhà cho các mảnh đất, ngôi nhà có hình dạng khác nhau:

Trường hợp 1, đơn giản nhất, mảnh đất (hoặc ngôi nhà) có dạng hình vuông, hình chữ nhật. Ta nối hai đường chéo lại với nhau, và giao điểm của hai đường chéo đó sẽ là tâm đất (tâm nhà).

Trường hợp 2, cũng là hình chữ nhật, nhưng lại thừa ra một mẩu nhỏ. Thì ta bỏ qua mẩu này, coi như không có nó. Và xác định tương tự như trường hợp 1.

Trường hợp 3, cũng là hình chữ nhật, nhưng lại bị khuyết đi một phần nhỏ. Lúc này, ta coi như không bị khuyết, tự làm đầy nó lên, rồi áp dụng quy tắc tương tự trường hợp 1 để xác định tâm.

Trường hợp 4, dạng đất hình thang vuông. Ta biến đổi nó về thành hình chữ nhật như hình minh họa ở trên. Rồi sau đó nối hai đường chéo để xác định tâm đất, tâm nhà.

Trường hợp 5, là dạng đất hình chữ L. Lúc này phải tách 2 khối chữ L ra thành 2 phần hình chữ nhật riêng biệt. Tiến hành xác định tâm của mỗi phần theo quy tắc giống trường hợp 1. Sau đó nối 2 điểm tâm mới tìm được này lại. Trung điểm của đoạn nối tâm này sẽ là tâm đất.

Trường hợp 6, cũng là dạng đất hình chữ L, nhưng phần đuôi chữ L đưa ra đáng kể (nhiều hơn 1/3). Thì phải thực hiện biến đổi về hình chữ nhật (AMNP) như hình bên.