Tính can chi của năm tháng ngày giờ là một kỹ năng giúp chúng ta chủ động trong việc xem phong thủy, không phải phụ thuộc vào sách vở hay máy tính.

Can chi (gọi tắt của Thiên can Địa chi) là một khái niệm để gọi tên các đơn vị đo thời gian như năm, tháng, ngày, giờ. Ví dụ như năm Ất Dậu, thì Ất là can, Dậu là chi.

Chúng ta sinh ra được xác định bởi tứ trụ gồm: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh. Với 4 yếu tố đó chúng ta sẽ có 4 cặp can chi tương ứng.

Xem bài chi tiết về Thiên canĐịa chi

Cách tính can chi năm

Mỗi người chúng ta đều có một năm sinh nhất định. Như người sinh năm 1945 là năm Ất Dậu, sinh năm 1988 là năm Mậu Thìn… Vậy làm sao để tìm được tên Can Chi của một năm bất kỳ.

Chúng ta sẽ sử dụng nguyên tắc bàn tay thiên can và bàn tay địa chi:

Bên trái là bàn tay thiên can. Bên phải là bàn tay địa chi. Để tính thiên can năm thì sử dụng bàn tay thiên can. Để tính địa chi năm thì sử dụng bàn tay địa chi.

Tính thiên can năm

Lấy số cuối của năm sinh, khởi 0 từ chân của ngón áp út (hay ngón đeo nhẫn). Tức là 0 ứng với Canh. Đếm theo chiều kim đồng hồ: 1 ứng với Tân, 2 ứng với Nhâm, 3 ứng với Quý…

Ví dụ: năm 1982 thì số cuối là 2. Tính 0 từ Canh, 2 sẽ ứng với Nhâm. Vậy thiên can của năm 1982 là Nhâm.

Tính địa chi năm

Hãy nhìn vào bàn tay bên phải ở hình trên (bàn tay địa chi). Lấy 2 số cuối của năm sinh. Đầu tiên lấy số hàng chục trước. Khởi 0 cũng từ chân của ngón áp út (ngón đeo nhẫn). Rồi đếm theo chiều thuận kim đồng hồ. Tức là 0 ứng với Tý, 1 ứng với Sửu, 2 ứng với Dần… Đếm cho đến hết số hàng chục của năm sinh, dừng lại ở đâu thì coi đó là 0, tiếp tục đếm theo chiều kim đồng hồ đến hết hàng đơn vị của năm sinh. Dừng lại ở đâu thì đó là địa chi của năm đó.

Ví dụ: năm 1982. Ta lấy 2 số cuối của năm là 82. Hàng chục là số 8. Hàng đơn vị là số 2.

Cách tính can chi tháng

Để tìm được can chi tháng thì phải tìm được can chi năm trước. Sau đó dựa vào luật Ngũ Dần để tìm can chi tháng theo bảng sau đây:

Ta biết tháng giêng luôn luôn là tháng Dần, tháng 2 là tháng Mão, tháng 3 là tháng Thìn… Cứ thế tiếp tục, đến tháng 11 là tháng Tý, tháng chạp (12) là tháng Sửu. Như vậy là biết được địa chi của tháng.

Còn thiên can của tháng thì theo bảng trên ta thấy, với năm Giáp hoặc năm Kỷ thì thiên can tháng giêng sẽ là Bính. Năm Đinh hoặc Nhâm thì thiên can của tháng 8 sẽ là Kỷ. Cứ thế mà tính.

Ví dụ ta cần tìm tháng 9 của năm Nhâm Tuất. Địa chi của tháng 9 luôn là Tuất. Còn thiên can, ta xem ở cột Đinh Nhâm thấy tháng 9 ứng với Canh. Vậy tháng 9 năm Nhâm Tuất là tháng Canh Tuất.

Cách tính can chi ngày

Việc tính can chi ngày là phần phức tạp nhất trong 4 loại can chi. Thật may là việc này ta ít khi phải làm. Vì chủ yếu ta sẽ chỉ cần tính can chi của năm mà thôi. Để tính can chi ngày thì phải dùng các công thức khá phức tạp, vì nó liên quan đến ngày Julius. Nên có lẽ trong trường hợp cần tính can chi ngày, ta sẽ sử dụng lịch vạn niên, hoặc các phần mềm lịch.

Dưới đây là cách tính dùng công thức theo nhà nghiên cứu Hồ Ngọc Đức:

Hiệu Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể tính được một cách đơn giản. Cho N là số ngày Julius của ngày dd/mm/yyyy. Ta chia N+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm Chi, chia N+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v…

Xem thêm tại đây: https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/calrules.html

Cách tính can chi giờ

Tính can chi giờ thì khá đơn giản, nhưng lại phải phụ thuộc vào can chi ngày. Có can chi ngày mới tính được can chi giờ. Cách tính cũng dùng luật Ngũ Dần tương tự như cách tìm can chi tháng:

Theo bảng trên, ta có thể thấy: với ngày Giáp hoặc Kỷ, thì giờ Tý sẽ là Giáp Tý. Ngày Bính hoặc Tân thì giờ Tý lại là Mậu Tý. Cứ thế mà tra sẽ tìm được can chi của giờ cần xem.