Hà đồ, cùng với Lạc thư, Bát quái là ba họa đồ có từ thời xa xưa, xuất phát từ các khu vực phía nam sông Dương Tử. Mỗi họa đồ được sử dụng vào một mục đích khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào Hà đồ.

Hà đồ là gì

Theo truyền thuyết xưa, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện một con long mã trên mình có vẽ một họa đồ. Tương truyền do trời ban cho vua Phục Hy, một ông vua thần thoại của Trung Hoa, cách đây khoảng 4000 năm. Khi Ngài đi tuần thú Phương Nam, qua sông Hoàng Hà, bỗng thấy một con Long Mã hiện lên, trên lưng nó có những chấm đen trắng.

Khi về Ngài mới phỏng theo mà vẽ lại thành một bảng ký hiệu 10 số đếm bằng các chấm đen và trắng, xếp thành hai vòng trong và ngoài, theo đúng 4 phương: Nam, Bắc, Ðông, Tây. Ở chính giữa là hai số 5 và 10. Ngài gọi là Hà Ðồ, tức là bức đồ trên sông Hoàng Hà (chỉ là hình vẽ chứ không có chữ vì sự phát minh thuộc thời chưa có chữ viết).

Và lấy nó làm cơ sở để tạo ra đồ hình Tiên Thiên Bát Quái sau này.

Cấu trúc của Hà Đồ
Cấu trúc của Hà Đồ

Nhìn trên hình, có thể thấy các đặc điểm sau:

Xem thêm bài viết: Hà Đồ, Lạc Thư ẩn tàng chữ Vạn của Phật gia, Thái cực của Đạo gia

Quy luật sinh thành trong Hà đồ

Trong Hà Ðồ không phải chỉ có Âm Dương. Bởi vì chỉ riêng cơ chế Âm Dương thì không đủ giải thích mọi biến thiên phức tạp của vũ trụ. Trong đồ hình còn có cả nội dung tương tác của 10 số đếm, gồm số Sinh và số Thành:

Thông qua sự định vị 5 con số đầu tiên là 5 con số Sinh, đại diện cho 5 yếu tố vận động trong vũ trụ. Điều này được ghi rõ trong bài ca quyết:

Thiên nhất sinh thuỷ, địa lục thành chi
Địa nhị sinh hoả, thiên thất thành chi
Thiên tam sinh mộc, địa bát thành chi
Địa tứ sinh kim, thiên cửu thành chi
Thiên ngũ sinh thổ, địa thập thành chi

Nghĩa là:

Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Ðất 6.
Số Ðất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Ðất 8.
Số Ðất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Ðất 10.

Các hướng trong Hà đồ

Như vậy Ngũ Hành đã được định cùng với 5 cặp số Sinh Thành ra chúng, có vị trí Tiên Thiên theo đúng các hướng của các cặp số:

Phía Bắc có 1 (dương) và 6 (âm), thuộc hành Thủy.
Phía Đông có 3 (dương) và 8 (âm), thuộc hành Mộc.
Phía Nam có 2 (âm) và 7 (dương), thuộc hành Hỏa.
Phía Tây có 4 (âm) và 9 (dương), thuộc hành Kim.
Trung cung có 5 (dương) và 10 (âm), thuộc hành Thổ.

Như vậy, ở hướng nào thì cũng có một cặp số, chênh nhau 5 đơn vị (gọi là quan hệ sinh thành). Trong sơ đồ này không có các hướng Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Bốn hướng còn lại (chính hướng) kết hợp với trung cung ở giữa, sẽ tương ứng với 5 thuộc tính của Ngũ hành.

Sự khác biệt giữa Hà đồ và Lạc thư

Có thể thấy tổng các số của Lạc thư là 45, trong khi ở Hà đồ là 55. Đây là 1 sự khác nhau rất lớn giữa hai truyền thuyết. Do sự khác nhau này mà vị trí bát quái ở Lạc thư phân bố khác với Hà đồ. Điều này gây tranh cải suốt hơn hai ngàn năm sau đó. Nhưng cuối cùng họ đều phải chấp nhận rằng trời đất và vạn vật đều không ngừng vận động để tồn tại và phát triển. Sự vận động của vũ trụ và vạn vật phải tuân theo hai quy luật của Hà đồ và Lạc thư.

Hà đồ miêu tả vũ trụ ở giai đoạn mới hình thành. Lạc thư miêu tả sự vận động của muôn vật muôn loài sau khi vũ trụ đã hình thành. Đó là hai quá trình SINH và THÀNH của vũ trụ vạn hữu. Và sau này các nhà dịch lý nói rằng: Trời làm cho sinh mà đất thì làm cho thành.

Hà đồ và Lạc thư

Hà Đồ sinh ra Tiên Thiên Bát Quái, đi theo chiều thuận. Nghĩa là thuận với chiều kim đồng hồ, Âm Dương không bao giờ chống đối lẫn nhau.

Lạc Thư sinh ra Hậu Thiên Bát Quái, đi theo chiều nghịch. Nghĩa là ngược chiều kim đồng hồ, lấy mâu thuẫn, ghen ghét kiềm chế nhau làm cơ bản.

Hà đồ Lạc thư
Hình thái Tròn Vuông
Dịch học Thể Dụng
Quá trình Sinh Thành
Trạng thái Chủ thường Chủ biến
Mô hình Tụ họp Phân rã
Chiều xoay Thuận kim đồng hồ Nghịch kim đồng hồ

Như vậy, có thể nói, Hà đồ và Lạc thư, tuy hai mà một. Chúng khác nhau nhưng có sự liên hệ, gắn bó rất chặt chẽ.

Thái cực ẩn tàng trong Hà đồ

Bên trong Hà Đồ có ẩn tàng mô hình Thái cực. Tuy nhiên đây không phải hình Thái cực mà chúng ta quen thuộc, mà là kiểu Thái cực nguyên sơ hơn. Nó được tạo thành bằng cách nối liền các chấm đen và các chấm trắng ở ngoài:

Loại Thái cực đồ này từng được cổ nhân sử dụng. Như trong bản vẽ do Lai Trí Đức ghi lại vào năm 1599: