Nếu bạn thấy trong tư vấn của chúng tôi có sự sai lệch về ngày âm và sự sai lệch chỉ là 1 ngày, thì bài viết này chính là câu trả lời. Đó là do sự sai lệch giữa hệ thống tính lịch âm của Việt Nam so với các nước áp dụng lịch âm khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Điều này chỉ xảy ra vào một vài khoảng thời gian nhất định. Thường kéo dài trong 1 tháng, sau đó lại trở lại trùng khớp như bình thường.

 

Nội dung báo chí phản ánh

Có thể dẫn ra một số trường hợp bị sai lệch đã được báo chí đưa tin như sau:

“Từ ngày 25-6 đến 24-7 dương lịch năm 2006, âm lịch VN và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày.” Trích bài viết Vì sao lịch VN và Trung Quốc lệch nhau trên báo Tuổi trẻ.

“Từ ngày 7/11 đến 6/12 dương lịch năm 2018, lịch âm của Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau 1 ngày. Trong khi Việt Nam đã bước sang 1/10 âm lịch thì Trung Quốc mới là ngày 30/9”. Trích bài viết Lịch âm Việt Nam đang nhanh hơn Trung Quốc 1 ngày, vì sao như vậy trên báo 24h.

Có thể lấy dẫn chứng cụ thể cho ngày 7/11/2018, đối chiếu trên cả 2 bộ lịch như hình dưới đây:

 

 

Ngày 7 tháng 1 trên lịch âm của Việt Nam

Có thể thấy, trên hệ thống tính lịch âm của Việt Nam, ngày mùng 7 tháng 1 năm 2018 (dương lịch), ứng với ngày mùng 1 đầu tháng 10 năm Mậu Tuất 2018 (nguồn ảnh tại đây).

Tuy nhiên, khi đối chiếu với lịch Trung Quốc, theo ảnh dưới đây (xem nguồn ảnh), thì ta lại thấy ngày 7 tháng 1 năm 2018 lại ứng với ngày 30 tháng 9 âm lịch (hay lunar date).

Ngày 7 tháng 1 trên lịch âm của Trung Quốc

Một số link bài viết khác trên báo chí:

https://congannghean.vn/van-hoa-giao-duc/202001/tai-sao-tet-viet-nam-va-trung-quoc-lech-nhau-1-ngay-888772/

https://danviet.vn/lich-am-viet-nam-dang-nhanh-hon-trung-quoc-1-ngay-vi-sao-nhu-vay-7777928645.htm

https://lichngaytot.com/chon-ngay-tot/thang-10-am-lich-co-bao-nhieu-ngay-585-193879.html

 

Vậy nguyên nhân của sự sai lệch ngày này do đâu

Theo học giả Hoàng Xuân Hãn, bắt đầu từ năm 1080, lịch Việt Nam đã khác hẳn lịch Trung Quốc. Đó là do sự khác biệt về cách tính lịch và cách làm tròn ngày của 2 nước. Đến năm 1967, Việt Nam chính thức theo múi giờ GMT +7. Trong khi Trung Quốc theo múi giờ GMT +8. Trong khi đó, ngày bắt đầu của tháng âm lịch theo giờ quốc tế được tính từ 16 giờ trở đi. Khi tính lịch âm, Việt Nam phải cộng thêm 7 tiếng. Còn Trung Quốc phải cộng thêm 8 tiếng.

Học giả Hoàng Xuân Hãn

Còn ông Nguyễn Chí Linh, Trung tâm Thông tin – Tư liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho hay: việc tính lịch âm ở Việt Nam và Trung Quốc đều dựa theo chu kì của mặt trăng. Tuy nhiên, mỗi nước lại có một cách tính khác nhau. Ông Linh lấy ví dụ, thời điểm Sóc rơi vào khoảng 0h-24h thì với lịch Việt Nam đã là ngày đầu tháng. Với Trung Quốc, khi điểm Sóc rơi vào 23h-24h thì sẽ có sự khác nhau. Đó là do múi giờ của quốc gia này hơn Việt Nam 1giờ (GMT +8).

Do đó, một số tháng của lịch âm Việt Nam chênh nhau 1 ngày so với Trung Quốc. Qua tháng đó thì 2 lịch lại trùng nhau như bình thường. Điều này xảy ra không theo một chu kỳ nào cả. Mà nó phụ thuộc vào thời điểm Sóc và cách tính của mỗi nước.

 

Làm phong thủy thì phải theo lịch Việt Nam hay Trung Quốc

Đối với việc thờ cúng tín ngưỡng, chúng ta thờ ông bà tổ tiên, thờ thần linh thổ địa. Tức là thờ các nhân vật có nguồn gốc ở Việt Nam. Nên theo chúng tôi, cần áp dụng âm lịch theo lịch Việt Nam là chuẩn.

Tuy nhiên, với việc thực hành các khoa phong thủy, tử vi, tứ trụ, bát tự,… lại khác. Đây là các môn khoa học cổ đại xuất phát từ Trung Quốc. Nên những lý thuyết được viết ra trong đó phải được vận dụng dựa theo lịch của Trung Quốc. Chúng ta chỉ đưa các lý thuyết đó về Việt Nam, và áp dụng theo. Chứ chúng ta không tự sáng tạo ra các lý thuyết đó. Nên nếu ta lấy lịch Việt Nam để vận dụng thì sẽ không chính xác.