Địa chi là một khái niệm thường gặp khi nói về tuổi của một người. Nó gọi tắt là Chi, trong chữ Can chi. Vậy ý nghĩa của nó như thế nào?
Địa chi là gì
Địa chi (地支 – Earth Branch) là tên đầy đủ của Chi. Nó thường được ghép cặp với Thiên can (天干 – Heaven Stem). Cả cặp sẽ là Thiên can địa chi, hay Thập thiên can thập nhị địa chi. Nó là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ 60 trong âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian (ngày, giờ, năm, tháng) cũng như trong chiêm tinh học. Người ta cho rằng nó có xuất xứ từ thời nhà Thương ở Trung Quốc.
Tên năm âm lịch của một năm bất kỳ sẽ luôn bao gồm 2 thành phần Can và Chi. Ví dụ năm 1945 là năm Ất Dậu thì chữ Ất là thiên can, chữ Dậu là địa chi. Các cặp can chi sẽ lặp lại theo chu kỳ 60 năm, nên đến năm 2005, 2065 sẽ lại là năm Ất Dậu.
Xem thêm bài viết trên Wikipedia
Có các địa chi nào
Sở dĩ gọi Thập nhị địa chi vì có tất cả 12 (thập nhị) địa chi, bao gồm: Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
- Tí (子): thuộc Dương Thủy
- Sửu (丑): thuộc Âm Thổ
- Dần (寅): thuộc Dương Mộc
- Mão (卯): thuộc Âm Mộc
- Thìn (辰): thuộc Dương Thổ
- Tị (巳): thuộc Âm Hỏa
- Ngọ (午): thuộc Dương Hỏa
- Mùi (未): thuộc Âm Thổ
- Thân (申): thuộc Dương Kim
- Dậu (酉): thuộc Âm Kim
- Tuất (戌): thuộc Dương Thổ
- Hợi (亥): thuộc Âm Thủy
Địa chi xung hợp
Trong thập nhị địa chi, tồn tại các quan hệ như sau:
Lục hợp
- Tí và Sửu
- Dần và Hợi
- Mão và Tuất
- Thìn và Dậu
- Tị và Thân
- Ngọ và Mùi
Lục xung
- Tí và Ngọ
- Sửu và Mùi
- Dần và Thân
- Thìn và Tuất
- Mão và Dậu
- Tị và Hợi
Tứ hành xung
- Tí, Ngọ, Mão, Dậu
- Dần, Thân, Tị, Hợi
- Thìn, Tuất, Sửu, Mùi
Lục hại
- Tí và Mùi
- Sửu và Ngọ
- Dần và Tị
- Mão và Thìn
- Thân và Hợi
- Dậu và Tuất
Tam hợp
- Thân, Tí, Thìn
- Hợi, Mão, Mùi
- Dần, Ngọ, Tuất
- Tị, Dậu, Sửu
Tam hội cục
- Dần, Mão, Thìn: tam hội cục hóa Mộc
- Thân, Dậu, Tuất: tam hội cục hóa Kim
- Tị, Ngọ, Mùi: tam hội cục hóa Hỏa
- Hợi, Tí, Sửu: tam hội cục hóa Thủy
Tam hợp cục
- Dần, Ngọ, Tuất: tam hợp cục hóa Hỏa
- Tị, Dậu, Sửu: tam hợp cục hóa Kim
- Thân, Tí, Thìn: tam hợp cục hóa Thủy
- Hợi, Mão, Mùi: tam hợp cục hóa Mộc
Bán tam hợp cục
- Dần, Ngọ: bán tam hợp cục hóa Hỏa
- Dần, Tuất: bán tam hợp cục hóa Hỏa
- Tuất, Ngọ: bán tam hợp cục hóa Hỏa
- Tị, Dậu: bán tam hợp cục hóa Kim
- Tị, Sửu: bán tam hợp cục hóa Kim
- Dậu, Sửu: bán tam hợp cục hóa Kim
- Thân, Tí: bán tam hợp cục hóa Thủy
- Thân, Thìn: bán tam hợp cục hóa Thủy
- Tí, Thìn: bán tam hợp cục hóa Thủy
- Hợi, Mão: bán tam hợp cục hóa Mộc
- Hợi, Mùi: bán tam hợp cục hóa Mộc
- Mão, Mùi: bán tam hợp cục hóa Mộc