Hành lang là nơi các thành viên trong gia đình thường xuyên đi lại. Nếu thiết kế không tốt, cũng sẽ gây ảnh hưởng đối với trạch vận.

Vị trí của hành lang

Nên nằm ở phương Đông, Nam và Đông Nam của ngôi nhà. Bởi lẽ ba phương vị này có thể tiếp nhận đủ ánh sáng mặt trời, có lợi cho sức khỏe của mọi người trong gia đình.

Ngoài ra kỵ đặt ở vị trí trung tâm và phương Tây, Tây Bắc của ngôi nhà:

Diện tích, kích thước hành lang

Diện tích của nó không nên quá rộng cũng không quá hẹp. Chiếm khoảng 7% – 10% diện tích ngôi nhà là được. Nếu diện tích quá rộng thì chủ người trong nhà tính tình tùy tiện, yêu đương phóng túng, kinh tế gia đình túng thiếu. Nhân tố quan trọng quyết định diện tích chính là độ rộng. Thông thường độ rộng nên vào khoảng 1m là được.

Hành lang thuộc về nội lộ khí của ngôi nhà. Tương đương với ruột, thực quản trong cơ thể con người. Lộ khí coi uốn lượn, ngoằn nghèo là sống, thẳng đuột là chết (Khúc hữu tình trực vô tình). Xấu nhất là xuyên suốt hai phần ba ngôi nhà, phân ngôi nhà làm đôi, hai bên lại bố trí nhiều phòng. Như vậy sẽ khiến người trong nhà bất hòa, thường xuyên cãi vã.

Hành lang trực xung

Khi thiết kế hành lang cần chú ý, nếu bố trí cửa trước và cửa sau của ngôi nhà ở cùng một bên thì không tốt. Nên tách biệt cửa trước và cửa sau, mỗi cửa một bên. Như vậy phần cuối của hành lang mới có sự chuyển ngoặt, mới là đường khí sống.

Nếu hành lang quá rộng thì có thể cơi nới phòng trong nhà để nó hẹp lại. Sau đó cải tạo thành một phần của phòng. Nếu diện tích quá rộng và ở vị trí đón ánh sáng tốt, lại ở phương sinh vượng, phù trợ của phi tinh hướng bàn thì có thể xây thêm một phòng nhỏ ở mặt ngoài, làm phòng đón ánh sáng.

Nếu hành lang có hình dạng bao quanh, vây kín toàn bộ ngôi nhà thì cũng là tướng hung. Sẽ khiến người trong nhà cảm thấy nôn nóng bất an, dễ trầm cảm, mắc bệnh về tâm lý.