Hỏi đáp cùng chuyên gia
Dưới đây là những câu hỏi nhiều người thắc mắc, chúng tôi đưa lên để có thể tham khảo chung cho mọi người.
Nhấn vào để xem câu trả lời
Chuyên gia trả lời:
Vận 1,2,3 là Thượng nguyên.
Vận 4,5,6 là Trung nguyên.
Vận 7,8,9 là Hạ nguyên.
Mỗi vận trên kéo dài 20 năm. Như vận 8 từ 2004-2023, còn vận 9 từ 2024-2043, sau đó quay lại vận 1. Như hiện tại chúng ta đang ở vận 8 sắp sang vận 9, nên thuộc Hạ nguyên.
Các kiến thức này trong video và tài liệu đều đã đề cập đến, vui lòng xem lại.
Chuyên gia trả lời:
Vị là toạ vị của một đối tượng, điều đó là chính xác, không có gì mâu thuẫn cả. Nhưng toạ vị của một vật phải được xác định trong một hệ quy chiếu nhất định, ở đây là ngôi nhà. Cũng giống như nói so với trái đất thì chúng ta đứng yên, nhưng so với mặt trời thì chúng ta luôn di chuyển quanh nó vậy. Đó là do hệ quy chiếu của một vật. Trong ngôi nhà thì phòng ốc hay tất cả đồ đạc phải được xác định theo hệ quy chiếu là ngôi nhà. Mà ngôi nhà thì lấy tâm nhà (trung cung) làm chuẩn, vì đây là nơi tụ khí. Việc kẻ đường thẳng nối tâm nhà tới tâm vật chính là để xem tâm vật ở hướng nào so với tâm nhà. Nên đây chính là toạ vị của vật. Nên như trường hợp bạn hỏi thì bếp toạ Đông hướng Đông Bắc là đúng. Thậm chí có trường hợp bếp toạ Đông hướng Đông luôn, nếu như tâm bếp ở về phía Đông so với tâm nhà, và mặt bếp cũng quay về hướng Đông. Việc một số người cho rằng bếp quay về hướng Đông thì mặc định bếp toạ Tây là không đúng.
Câu hỏi thứ hai: Đúng là trong Huyền không thì có sự thay đổi theo thời gian. Bởi bản thân chữ Huyền Không thì có Huyền là thời gian, Không là không gian. Nên các yếu tố trong phong thuỷ Huyền Không có sự thay đổi theo thời gian, chứ không cố định như Bát Trạch phái. Huyền Không thay đổi theo từng chu kỳ có tính liên tục và lặp lại. Lớn nhất là Đại vận, rồi đến Tiểu vận, Niên vận, Nguyệt vận, Nhật vận và Thời vận. Những kiến thức này tôi đều đã nói rất rõ trong khoá học và cả ở tài liệu, nên bạn cần xem lại kỹ hơn nhé. Trong các vận trên thì Tiểu vận (chu kỳ 20 năm) là quan trọng nhất vì 20 năm cũng là niên hạn của một ngôi nhà. Mỗi khi thay đổi tiểu vận, các sao dịch chuyển, thay đổi tính chất tốt xấu, thì cần phải kiểm tra, rà chỉnh lại không gian đồ đạc trong nhà. Ngoài ra có Niên vận cũng hay được xem khi luận đoán phong thuỷ của nhà.
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn,
1. Đúng vậy, cửa là một bộ phận đặc biệt của ngôi nhà. Nó là Tiền Khẩu, nơi đón khí vào. Do đó, nó không được xem xét về mặt phong thủy như những thứ còn lại. Tức là nó không có Vị (tọa vị), mà chỉ có Hướng.
Mà gọi Hướng cửa, cũng không mang ý nghĩa là Hướng của bản thân cái cửa đó (như gọi Hướng bếp, Hướng giường…), mà Hướng cửa được hiểu như một cụm từ ghép liền, được hiểu như một đặc tính của ngôi nhà đó vậy. Ngôi nhà có Vị (Tọa) và Hướng (cũng giống như bếp, ban thờ, giường ngủ… Nhưng khác ở chỗ, Nhà có 2 loại hướng, là Hướng nhà và Hướng cửa.
Nói một cách khác, Cửa không được xem như một yếu tố độc lập như bếp, ban thờ,… mà nó được hiểu là một bộ phận của ngôi nhà. Nhà mới xây có thể chưa có bếp, chưa có ban thờ, nhưng cửa là nhất định phải có.
2. Như đã nói ở trên, Nhà có 2 loại hướng là Hướng nhà và Hướng cửa. Nên khi xem phong thủy, cần để ý cả 2 loại hướng này. Có một số trường hợp phải xem Hướng nhà, một số khác lại xem Hướng cửa. Ví dụ như trong Phi tinh Huyền Không, việc lập đồ bàn cửu tinh là phải dựa trên Hướng nhà. Nhưng trong khoa Bát trạch, việc xác định bát du niên hay chòm sao Phúc Đức thì phải theo hướng cửa.
Cũng có một số trường phái lấy hướng nhà áp dụng chung cho cả Bát trạch. Hoặc có trường phái khác lại lấy Hướng cửa xem cho cả Huyền không phi tinh. Đây là những biến thể của phong thủy thời nay, vì ở thời xa xưa, khi phong thủy ra đời, cửa chính luôn nằm chính giữa mặt tiền ngôi nhà, và Hướng cửa luôn là Hướng nhà, không có sự phân biệt. Quan điểm của cá nhân tôi thì Huyền không là sự di biến động của Cửu tinh (9 ngôi sao), nên việc dụng hướng nhà là chuẩn xác hơn (không mang tính dẫn khí).
Hướng nhà của căn hộ chung cư: vấn đề này có 2 cách hiểu. Có thể hiểu theo cách xác định hướng nhà thông thường, đó là hướng nhà là từ tâm nhà nhìn thẳng ra phía trước, trên một tia vuông góc với mặt tiền của ngôi nhà (không quan tâm đến cửa ở đâu). Cách này là xác định hướng nhà theo chuẩn phong thủy. Hướng này cũng là hướng từ cửa chính nhìn thẳng vuông góc ra phía trước (nhìn từ trong ra ngoài – chứ không phải đường đi qua tâm nhà).
Nhưng riêng với căn hộ chung cư, nó là một bộ phận của tòa nhà chung cư. Nó có hình dạng đặc biệt, được cấu thành từ cách xây tường ngăn chia trên mặt bằng của tòa nhà. Cho nên việc định Hướng nhà như nhà phố là không thực sự rõ ràng. Có người thì vẫn xác định hướng nhà theo kiểu, mảng tường giáp với hành lang được coi là “mặt tiền”, sau đó từ tâm nhà kẻ vuông góc với mặt tiền đó, lấy đó làm hướng nhà. Cũng có người lại lấy đường từ tâm nhà nối đến tâm cửa (Hướng cửa) làm Hướng nhà.
Cũng như đã nói ở trên, căn hộ chung cư không hề có từ thời mà các bậc tiền nhân sáng tạo ra phong thủy sống. Nên việc áp dụng cho những thứ mới mẻ của thời nay ra sao, là do cách hậu nhân suy nghĩ và vận dụng. Mà như vậy thì ắt hẳn không có một chuẩn chung. Nếu bạn nghiên cứu các sách phong thủy sẽ thấy mỗi sách sẽ nói một kiểu khác nhau, tam sao thất bản.
Do đó, việc áp dụng cách thức nào, bạn có thể tự ngẫm và chọn cho mình cách chuẩn xác nhất. Không nhất thiết phải áp dụng theo cách của tôi, hay của ông A, quyển sách B nào đó.
Trân trọng,
Hoàng Phong
Chuyên gia trả lời:
Về tên Hồng Vi mà anh hỏi, thì chữ Vi là chữ gốc của Hán tự (微), có nghĩa là nhỏ, trong vi mô, kính hiển vi… Chữ Vy này là biến thể của Vi mà thôi, và chỉ có trong tiếng Việt. Có thể chữ này xuất hiện là do người ta tránh để phạm húy tên của một người nào đó. Cũng giống các trường hợp như dùng chữ Tôn thay cho chữ Tông, chữ Huỳnh thay cho chữ Hùng,… Nên về luận tên thì sẽ coi hai chữ này là như nhau, có cùng số nét, cùng thuộc tính ngũ hành.
Tên Đinh Hồng Vy thì tôi thấy là tên tốt, nếu đánh giá được 8,5 điểm, có thể dùng được. Còn nếu thích tên 4 chữ thì có thể chọn tên: Đinh Thanh Hồng Vy, Đinh Diễm Hồng Vy, Đinh Thục Hồng Vy.
Chuyên gia trả lời:
Chào anh Sơn,
Tôi là Đàm Kỳ Phương, người trực tiếp tìm và đặt tên cho cháu. Tôi xin trả lời anh các vấn đề anh hỏi như sau:
Thứ nhất là về việc áp dụng Thần số học trong đặt tên. Tôi không sử dụng phương pháp này vì những lý do sau:
1. Thần số học là từ phương Tây phổ biến mà ra, dựa trên sự di chuyển của các vì sao trong thiên văn học. Phương pháp này thực ra mới ra đời cách đây chưa lâu, và bản thân nó cũng không được cộng đồng dân cư ở phương Tây đón nhận. Khác hẳn với nền văn hóa và phong thủy Á Đông có một cộng đồng sử dụng và kiểm chứng qua hàng ngàn đời. Phương pháp xem tên tôi đang sử dụng cơ bản do các nhà phong thủy Trung Hoa sáng tạo ra từ hàng ngàn năm trước, và quan trọng là, nó đã được kiểm chứng (thực nghiệm) qua nhiều thế hệ. Ví dụ như người ta sẽ đối chiếu cuộc đời của ông này với sự ứng nghiệm của tên và sinh thần bát tự của ông. Từ đó mỗi thế hệ lại có sự đúc rút, cải thiện, thay đổi các lý thuyết đặt tên sao cho càng ngày càng chuẩn xác hơn. Trong khi Thần số học thì thời gian ra đời quá ngắn ngủi, chưa có sự kiểm chứng, cộng đồng sử dụng không lớn, thì tính chính xác sao đảm bảo được.
2. Thần số học sinh ra ở phương Tây, nơi đó có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,… mọi thứ đều khác với nơi chúng ta sinh ra, là ở Á Đông, ngay sát Trung Hoa. Vậy thì việc áp dụng một lý thuyết không phù hợp có nên không? Cũng giống như nói việc rèn luyện tăng cường thể chất và dinh dưỡng cho trẻ em phương Tây, cơ bản khác biệt với trẻ em phương Đông vì gen khác nhau, không thể áp dụng bừa bãi được.
3. Anh nói nếu không áp dụng Thần số học thì không cảm thấy yên tâm. Nhưng thực ra trên thế giới theo tôi biết, mỗi nước, khu vực cũng có truyền thống, tín ngưỡng về cách đặt tên riêng của mình. Như bạn tôi ở Mexico cũng nói là bên đó cũng có việc tìm tên theo một phương pháp riêng của họ. Vậy nếu như anh nghĩ cần sự “yên tâm” thì phải chăng, cần phải tìm hiểu và kiểm tra tất cả các phương pháp đặt tên trên thế giới? Lý do Thần số học được áp dụng nhiều ở Việt Nam thì tôi cũng không rõ, có thể do trào lưu “sính ngoại”.
4. Dù việc xem kết hợp với Thần số là có thể làm được, nhưng tôi không muốn làm. Vì ngoài những lý do kể trên, việc kết hợp Đông Tây kim cổ như vậy theo tôi sẽ làm giảm tính chính xác của kết quả. Và nó cũng giống như một tín ngưỡng, tôi đã tin vào phong thủy Á Đông thì tôi sẽ làm theo, chứ không “đứng núi này trông núi nọ”.
5. Cũng có thể có người nghĩ, tên của chúng ta là theo chữ cái La tinh, sản phẩm của phương Tây, thì áp dụng Thần số học sẽ chính xác hơn. Nhưng không phải vậy, về cơ bản tất cả tên của người Việt dùng (bao gồm Họ, Đệm hay chữ lót, và Tên chính) đều là chữ Hán Việt, bắt nguồn từ Hán tự phồn thể mà thành. Anh thấy tất cả các chữ du nhập từ phương Tây (ví dụ: xà phòng, ti vi, cờ lê, bánh ga tô…) có chữ nào được sử dụng cho tên không? Tất cả các tên của người Việt, tên anh, tên tôi, và mọi người khác, đều là chữ Hán Việt đó anh ạ. Và thêm vào đó, cấu trúc tên của người Việt là giống hệt với tên Trung Hoa (bao gồm Họ, các chữ lót và tên chính đứng sau cùng), chứ hoàn toàn khác với tên phương Tây (thường gồm 2 chữ, với tên chính đứng trước, họ theo sau). Tất cả Họ của Việt Nam (Nguyễn, Trần, Lê, Dương…) cũng đều có xuất phát từ Họ của người Trung Quốc nữa.
6. Nói thêm là phương pháp xem Thần số trên trang web phong thủy của Vietaa cũng không đúng với phương pháp xem Thần số của phương Tây mà tôi được biết. Có rất nhiều “phiên bản” khác nhau của Thần số. Nên những thứ đó chỉ mang tính giải trí là nhiều. Tôi đã thử kiểm nghiệm với nhiều người thực tế thì thấy tỷ lệ chính xác không cao.
Chuyên gia trả lời:
Trường hợp đó đúng là hướng Đông theo Bát trạch thuộc cung Lục Sát là cung xấu. Nhưng tôi vẫn chọn hướng đó bởi vì các nguyên nhân sau:
1. Phong thủy không chỉ nhìn vào Bát trạch. Hướng Đông có sao Nhị Hắc là hướng tinh (phi tinh tới vị trí sao chủ hướng trong vận 9). Ở vận 9 thì Nhị Hắc là sao sinh vượng khí rất tốt.
2. Hướng Đông thuộc hành Mộc là hành tương sinh với Hỏa mệnh của gia chủ.
3. Hướng Đông có sao Tấn Điền an ở sơn vị trung tâm, đây cũng là sao tốt trong 24 sao chòm Phúc Đức.
4. Sao Lục Sát là thuộc Thủy, nếu an ở hướng Đông là hướng Mộc, thì Thủy khí cũng đã bị giảm bớt, do Thủy chuyển hóa vào Mộc. Mộc lại sinh Hỏa (mệnh chủ).
5. Về tọa vị của giường là lấy theo phòng, là thuộc tọa Đông Bắc, là tọa vị tốt. Mà với giường thì Nhất vị nhị hướng, về tọa vị là quan trọng hơn.
6. Với bố cục phòng này thì cũng không còn cách nào bố trí giường quay hướng khác được cả. Giường không thể quay đầu về phía Tây vì giáp vào bếp, cũng không thể để cửa phòng hay cửa giếng trời chiếu vào giường.
Chuyên gia trả lời:
Chào chị, trong ngành Danh tính học Trung Quốc, việc lựa chọn hành của tên chủ yếu liên quan đến Tứ trụ mệnh. Tứ trụ mệnh bao gồm 4 trụ là trụ năm (niên trụ), trụ tháng (nguyệt trụ), trụ ngày (nhật trụ) và trụ giờ (thời trụ). Tứ trụ này khi phân tích theo phép Nguyên cục ngũ hành thì ra được thành phần 5 hành Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ theo một tỷ lệ thành phần nhất định. Có hành nhược (tỷ lệ thấp) và hành vượng (tỷ lệ cao). Quy luật của Ngũ hành là các hành phải chế hoá lẫn nhau, để làm cân bằng ngũ hành. Hành nào quá nhược hay quá vượng đều không tốt, và có ảnh hưởng trực tiếp tới mệnh vận. Ví dụ, hành Thuỷ trong Tứ trụ mà quá vượng có thể dẫn đến tai nạn về sông nước, còn quá suy có thể dẫn đến khô héo gầy mòn, các bệnh về thận. Hành Kim vượng lại dẫn đến tai nạn về gươm đao…
Vì vậy phải dùng các phép tiêu vượng bổ khuyết Tứ trụ, giúp cho nó cân bằng trở lại (vì phần lớn mọi người sinh ra thì ngũ hành Tứ trụ thường sẽ bị thiên lệch). Các phép tiêu vượng bổ khuyết thì có rất nhiều, liên quan đến những thứ trong cuộc sống gắn liền với mệnh chủ, như cái tên, ngôi nhà, công việc, người phối ngẫu (vợ chồng), bạn bè, trang sức, quần áo,…
Còn đối với Niên mệnh, hay Hành bản mệnh là khái niệm phổ thông quen thuộc với quảng đại quần chúng ít có kiến thức về phong thuỷ, đặc biệt đối với người Việt Nam. Mọi người thường quá đề cao vai trò của Niên mệnh lên, trong khi thực chất nó chỉ là đại diện cho Niên (tức là năm sinh), không quan trọng như Tứ trụ mệnh được. Ở Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản,… các thầy chủ yếu sẽ chỉ xem Tứ trụ mệnh, chứ không xem Niên mệnh. Với chúng tôi, để chiều lòng khách hàng, và cho phù hợp thị hiếu, vẫn đưa Niên mệnh vào để xét, nhưng tầm quan trọng chỉ là ở mức tối thiểu, nếu so với Tứ trụ mệnh.
Trường hợp cụ thể của chị, cháu nhà mình có Tứ trụ mệnh suy Kim, vượng Thổ Mộc. Nếu suy Kim có thể dẫn đến còi cọc gầy mòn, các bệnh về gan. Vượng Thổ có thể dẫn đến tai nạn về giao thông, leo núi… Trường hợp này đặt tên thuộc hành Kim là hợp nhất, vì vừa bổ khuyết cho Kim đang suy, vừa giúp khắc chế hành Mộc đang vượng (Kim khắc Mộc), vừa giúp tiết chế bớt hành Thổ đang vượng (Thổ sinh Kim).
Trân trọng,
Đàm Kỳ Phương
Chuyên gia trả lời:
Chào bạn, sau năm 2000 thì với tính thiên can không có gì thay đổi, còn với tính địa chi thì bạn cộng thêm 100 vào 2 số cuối nhé.
Ví dụ, năm 2000 thì 2 số cuối là 00, cộng thêm 100 là 100, 100 chia 12 dư 4, vậy là năm Canh Thìn.
Hay năm 2021, số cuối là 1 thì thiên can là Tân. 2 số cuối là 21 cộng thêm 100 là 121, chia 12 dư 1, vậy địa chi là Sửu. Vậy 2021 là năm Tân Sửu.
Về việc cộng thêm 100 này tôi nhớ có nói ở trong video, hoặc có thể đã ghi trong tài liệu rồi. Nếu thiếu sót mong bạn thông cảm!
Chuyên gia trả lời:
Theo phong thủy, mỗi người được đặc trưng bởi Tứ trụ (giờ, ngày, tháng, năm sinh). Mọi người có mối liên hệ (bổ trợ, khắc chế) nhau là liên quan đến Tứ trụ này. Vì từ Tứ trụ, ta suy ra được Thiên can, Địa chi, Ngũ hành, Quẻ dịch… Do đó, việc con cái có hợp hay khắc bố mẹ là do Tứ trụ của con quyết định. Nghĩa là liên quan đến thời điểm của con ra đời. Nên khi xem năm sinh con, chọn ngày sinh mổ, bắt buộc phải có tuổi của bố mẹ để so sánh, phân tích.
Còn tất cả mọi thứ gắn với con (được coi là tài sản riêng của con), như Họ tên, hay những thứ sau này như: sim số điện thoại, quần áo, nhà cửa, giường tủ bàn ghế, trang sức,… là những thứ bổ trợ mệnh cho bản thân con. Chứ những thứ này không có liên quan đến tuổi của bố mẹ.
Trong phong thuỷ vốn tồn tại một khái niệm gọi là Tứ trụ. Ai sinh ra cũng có Tứ trụ mệnh của riêng mình. Tứ trụ này nếu cân bằng là tốt, thiên lệch là xấu. Nhưng hầu hết mọi người đều thiên lệch, rất ít người cân bằng từ đầu. Nên việc đặt tên theo phong thuỷ, cũng như sim phong thuỷ, trang sức phong thuỷ… đóng vai trò chủ yếu để cân bằng Tứ trụ mệnh ấy. Và nó cân bằng cho Tứ trụ mệnh của bản thân người đó thôi. Không thể nào cái tên của con lại cân bằng Tứ trụ mệnh cho bố mẹ được cả.
Cũng tương tự như trường hợp bây giờ anh đi mua nhà, mua xe, mua trang sức quần áo, thì cũng đâu cần phải kiểm tra xem những thứ đó có hợp tuổi với bố mẹ của anh hay không đâu, mà chỉ cần hợp tuổi với anh thôi đúng không ạ?
Chuyên gia trả lời:
Chữ Phương trong Phương Anh: 方, 4 nét, thuộc hành Thủy chứ không phải hành Mộc. Lý do vì cách xác định ngũ hành của bên em là theo luật Ngũ Âm, như đã gửi link bài viết cho anh hôm trước (https://vietaa.com/bai-viet/giai-dap/giai-thich-vi-sao-ngu-hanh-cua-mot-chu-lai-co-nhieu-ket-qua-khac-nhau/)
Hành Thuỷ và Thổ cũng là tương khắc với nhau. Nhưng theo nguyên lý đặt tên theo Danh tính học, sự tương khắc giữa các từ trong tên là tiểu khắc, không quá quan trọng.
Chuyên gia trả lời:
Chào anh,
Trước hết, tôi không theo trường phái về khí trong đất bốc lên, cũng như những bàn luận về tia đất có ảnh hưởng thế nào. Đây cũng là những kiến thức không có trong khoá học của tôi, nên tôi xin phép không trả lời.
Còn về 2 câu hỏi của anh, tôi mạn phép trả lời theo quan điểm của mình:
1. Thứ nhất, về cung tốt, cung xấu xác định thế nào thì đó liên quan đến rất nhiều yếu tố tác động, từ các du niên tốt xấu, đến việc cung đó có cửu tinh an định thế nào, khắc chế giữa sơn hướng tinh với vận tinh, rồi sơn tinh và hướng tinh khắc chế nhau. Tiếp đến còn xem mỗi cung có rơi vào hoàng tuyền bát sát không, có đạt hợp thập sinh thành không, rồi xét thành môn, xét niên bàn nguyệt bàn… Rất nhiều vấn đề, mà anh cần nghiên cứu kỹ nội dung 2 khoá học mới nắm rõ được. Không thể tóm tắt đơn giản ở đây. Biết một cung tốt hay xấu chính là đã nắm vững yếu lĩnh của toàn bộ phong thuỷ nhà. Nếu anh đã hỏi câu này thì anh nên bỏ thời gian nghiên cứu kỹ lại khoá học. Câu trả lời nằm xuyên suốt trong toàn bộ 3 khoá học về phong thuỷ của tôi.
2. Thứ hai, về nghiên cứu phương khí tới, hay cũng chính là nghiên cứu long mạch của đất, thì cần dựa vào địa thế, địa hình. Ví dụ xem dòng chảy của nước thế nào, các thế núi thế sông ra sao. Ở đô thị, thì quan sát đường giao thông, các toà nhà. Long mạch là vô hình, không một phong thuỷ gia nào có Thiên nhãn để có thể quan sát được nó, mà chỉ có thể dựa vào địa hình (là những thứ có thể tác động tới Long mạch) mà suy luận ra mà thôi. Các kinh nghiệm luận đoán địa hình tôi đã nói rất nhiều ở các phần về Loan đầu hình thế, trong các khoá Phong thuỷ cao cấp và Phong thuỷ chuyên gia, do đó anh cũng vui lòng xem kỹ lại.
Trân trọng!
Chuyên gia trả lời:
Thứ nhất nói về ngũ hành tương khắc, thì có 2 hình thức gọi là Khắc xuất và Khắc nhập. Khắc nhập là thuộc tính ngũ hành của ngày khắc chế với bản thân, đây là trường hợp khá xấu. Còn khắc xuất nghĩa là ngũ hành của bản thân khắc chế ngày, trường hợp này thì chỉ coi như là bình, vì không có tác hại vào bản thân.
Trường hợp của anh chính là trường hợp thứ 2, khắc xuất, vì mệnh là Kim, ngày là Mộc. Kim khắc Mộc là khắc xuất, nên không có vấn đề gì. Cái trang đó cứ thấy tương khắc kết luận ngay là xấu là không hiểu vấn đề.
Thứ hai, với việc xem ngày động thổ khởi công, thì phải dựa vào 3 yếu tố rất quan trọng đó là: Can chi của ngày, Thập nhị trực và Sao chiếu. Chứ không phải chỉ nhìn vào cái khắc hợp của ngũ hành đó.
Theo sách Biện kỷ độn thông thư (sách nổi tiếng về xem ngày của Trung Quốc từ thời xưa), thì ngày động thổ nên chọn ngày có can chi là Quý Sửu (tất nhiên còn 1 số ngày khác nữa). Ngày 28/8 chính là ngày Quý Sửu.
Ngày này cũng là ngày rơi vào trực Phá trong Thập nhị trực, trực này bình thường là không tốt, nhưng riêng với vụ động thổ thì lại rất tốt. Chữ Phá ở đây thể hiện sự bắt đầu phá (động) vào lòng đất.
Các sao của ngày này cũng bổ trợ cho việc động thổ nữa.
Tất nhiên mỗi ngày tốt hay xấu còn phải phụ thuộc vào việc cần làm. Có thể ngày này tốt cho động thổ, nhưng với các việc khác như xuất hành, khai trương thì lại không tốt.
Chuyên gia trả lời:
Lễ khai quang linh bài không làm cùng với ngày cúng mụ được vì đây là 2 hệ khác nhau. Để tìm ngày khai quang chính xác nhất thì tôi không trả lời được, mà cái đó phải tính toán chi tiết cụ thể, xét từng yếu tố về tiết khí, về trực, về can chi, ngũ hành, lập các quẻ… Việc này khá mất công và là dịch vụ của công ty. Nếu chị cầu kỳ thì có thể liên hệ với Hoàng Dung qua Zalo để đặt dịch vụ. Còn nếu không thì cứ chọn ngày giờ Hoàng Đạo cũng được.
Về thời hạn sử dụng thì không có, tuy nhiên nếu Linh bài bị rách, bị mờ, bị nát, thì phải làm lại cái mới và phải làm lễ cầu giáng linh lại cho cái mới đó. Nếu mất Linh bài thì chỉ mất tác dụng cầu an của nó thôi, không vấn đề gì cả.
Chuyên gia trả lời:
Đúng là quan điểm này không có lời giải thích rõ ràng và nhất quán. Tôi có biết tới 2 quan điểm như sau:
1. Đặt cầu thang nên ngược chiều kim đồng hồ, bởi vì đây là hướng của đường Lường Thiên Xích. Đây là quan điểm của thầy Nguyễn Tiến Đích mà tôi đã đôi lần nhắc đến. Dù rất kính trọng thầy, nhưng tôi cũng chưa hiểu tại sao thầy lại quy Lường Thiên Xích (đường dịch chuyển của cửu tinh đồ) là ngược kim đồng hồ. Và cũng không thấy có cơ sở cho lập luận này lắm.
2. Đặt cầu thang theo quan điểm của Phong thuỷ Tam Hợp phái, nghĩa là Âm Long thì đi với Dương Thuỷ, và ngược lại Dương Long thì đi với Âm Thuỷ, Long ở đây hiểu là nhà, Thuỷ là dòng nước, hay dòng khí dịch chuyển. Cầu thang cũng là lối dẫn khí. Nên với nhà Âm Long (cửa ra vào bên phải theo hướng từ trong nhìn ra) thì thang nên theo Dương Thuỷ, tức thuận kim đồng hồ. Và ngược lại cũng thế. Đây là các kiến thức trong khoá Phong thuỷ chuyên gia, nên tôi cũng không thể liệt kê hết ra ở đây.
Nói chung, theo quan điểm của tôi, thì cầu thang nên đặt tốt nhất sao cho phù hợp với không gian, yêu cầu sử dụng, tiện lợi về công năng là được. Yếu tố về chiều của cầu thang trong phong thuỷ tôi không thực sự quá đề cao.
Chuyên gia trả lời:
Xác định vị trí các đối tượng trong không gian nhà ở thì chủ yếu phụ thuộc vào các nguyên tắc:
Nguyên tắc 1: những thứ quan trọng ta thường ngồi, nằm (giường, bàn viết, ghế sofa…), hoặc nơi trang nghiêm (tủ thờ), các đồ vật mang tính động (tủ lạnh, máy giặt,…), nơi nguồn nước đến hay thuỷ lai (giếng nước, vòi nước,…), hoặc nơi trữ nước (bể cá, hồ cảnh, bồn nước…) thì phải ở cung tốt, tránh cung xấu. Ngược lại, những thứ được coi là dơ bẩn (nhà xí), nước chảy đi (thuỷ khứ), hay các đồ vật to lớn nặng nề (tủ áo, phòng kho,…) thì nên đặt cung xấu.
Nguyên tắc 2: cân bằng bổ trợ cho ngũ hành hợp hướng. Nếu hướng xấu mang ngũ hành thuộc gì thì cần đặt các vật mang hành khắc chế hoặc tiết chế ở đó. Ví dụ: hướng Nam là hướng xấu mang hành Hoả, thì nên đặt đồ vật thuộc Thổ (tượng đất, bình đất, non bộ…) ở đó. Ngược lại, nếu hướng đó là hướng tốt thì cần đặt các đồ vật mang tính sinh trợ. Ví dụ nếu hướng Nam tốt thì có thể trồng cây, làm các tủ gỗ, tiểu cảnh cây…
Nguyên tắc 3: thuận theo đồ bàn phi tinh Huyền Không. Nếu hướng nào có các sao chủ hướng là sao sinh vượng thì hướng đó cần có Thuỷ. Ngược lại hướng nào có sao chủ sơn là sinh vượng thì hướng đó cần có Sơn.
Nguyên tắc 4: bố cục đồ đạc sao cho tạo được trường khí tốt. Trường khí tốt ở đây phải thoả mãn các điều kiện: trung cung phải thông thoáng, khí từ cửa vào nên uốn lượn thay vì xộc thẳng tới trung cung, từ trung cung phải có lối dẫn khí tới từng khu vực của nhà và lên các tầng. Nói chung, đồ vật phải đặt sao cho hỗ trợ khí di chuyển thay vì cản trở. Riêng với khí trực xung thì lại cần có đồ vật để ngăn lại, biến trực xung thành uốn khúc hữu tình.
Tổng kết: thường thì các nguyên tắc trên có thể mâu thuẫn nhau, đạt được cái này thì mất cái kia. Cho nên khi áp dụng cần linh hoạt, tuỳ từng hoàn cảnh. Nên ưu tiên 2 nguyên tắc sau hơn. Và ngoài ra, còn 1 nguyên tắc cuối cùng mà theo tôi là quan trọng hơn cả, đó là cảm giác của người sử dụng. Một đồ vật được đặt đúng phong thuỷ đến mấy mà công năng không phù hợp, gây cảm giác khó chịu, bất tiện khi sử dụng, thì không nên gượng ép theo phong thuỷ.
Chuyên gia trả lời:
Theo tôi thì không nên quay cửa chính sang 1 ngõ hẹp vì khí trong ngõ nhỏ không thể bằng đường lớn được. Việc mở cửa chính ra hướng nào rất liên quan đến việc quang cảnh chỗ mở ra đó như thế nào. Nếu là hồ nước, sân rộng, đường xá quang quẻ sạch sẽ thì nên ưu tiên. Tiếp đến là cần biết sơ đồ phi tinh Huyền không thế nào. Hướng tinh là sinh vượng khí hay suy tử khí. Cái du niên Bát trạch bạn nói chỉ là phụ thêm thôi đừng quan trọng quá.
Chuyên gia trả lời:
Nếu không biết giờ và ngày sinh thì sẽ không tính được Tứ trụ, vì Tứ trụ cần phải đủ 8 chữ can chi. Và khi không tìm được Tứ trụ, thì việc đặt tên sẽ không thể bổ khuyết được các hành nhược, cũng như làm hao tán (xì hơi) các hành vượng. Khi đó đặt tên sẽ chủ yếu xoay quanh việc tính toán ngũ cách. Và độ chính xác của một cái tên đẹp hay xấu sẽ giảm đi.
Chuyên gia trả lời:
Đúng rồi bạn, tam cấp là 3 bậc, tính cả bậc sàn trên cùng. Về quan niệm Sinh Lão Bệnh Tử nếu chiếu theo số 3 thì rơi vào Bệnh không tốt. Nên có nhiều người lại quan niệm rằng chu trình đúng phải là Sinh Mệnh Lão Tử. Khi đó số 3 rơi vào Lão, là tốt. Thực ra đây chỉ là các quan niệm theo dân gian, không phải lý thuyết chính thống của phong thủy, nên việc áp dụng sao cho đúng cũng là điều gây tranh cãi.
Chuyên gia trả lời:
Giếng là long mạch, thuỷ khẩu nên khi lấp bỏ giếng là làm đứt gãy đường long mạch. Quan niệm chung là như vậy. Nhưng theo tôi nếu chỉ là nhà ở thì không quá quan trọng. Trừ khi là giếng của cả một làng, một xã thì mới quan trọng. Thủ tục xử lý đường long mạch phải có thầy chuyên về long mạch. Tôi chuyên về phong thuỷ lý khí là chính nên không thông thạo, và không thể tư vấn bừa bãi được.
Về linh phù phong thuỷ, có thể đọc chi tiết ở bài viết sau: https://vietaa.com/bai-viet/linh-phu-phong-thuy/
Các phù này bên chúng tôi có bán, nếu cần mua có thể liên hệ Zalo 0983838853 gặp Hoàng Dung.
Chuyên gia trả lời:
Đây là cách tính nhẩm của các cụ, nhưng chỉ áp dụng để tính địa chi cho các năm trong thế kỷ 20. Cách này không áp dụng được với các thế kỷ khác. Tuy nhiên, cứ 60 năm là một chu kỳ lục thập hoa giáp, can chi sẽ lặp lại. Hoặc cứ 12 năm là 1 vòng địa chi, thì địa chi sẽ lặp lại. Có thể lợi dụng tính chất này để tính.
Ví dụ năm 2012 sẽ có địa chi giống với năm 2000 và năm 1988 (vì 2012 – 12 = 2000, 2000 – 12 = 1988). Lúc đó tìm được địa chi của 1988 (theo phương pháp đã có) là Thìn, thì 2012 và 2000 cũng là Thìn. Hoặc có thể lấy 2012 – 60 = 1952. Tìm được cả cặp can chi của 1952 là Nhâm Thìn => 2012 cũng là Nhâm Thìn.