VẬN MỆNH KỲ THƯ

Con người, là trung tâm của trời đất, là linh trưởng của vạn vật, nhưng hình như từ ngày đầu tiên mở mắt ra nhìn thế giới đã bị buộc vào hai chữ Vận Mệnh. Lịch sử xã hội của con người dường như cũng là lịch sử đấu tranh, thỏa hiệp rồi lại đấu tranh không ngừng của vận mệnh.

Vậy vận mệnh là gì? Vận mệnh phải chăng là một yếu tố vô hình, một khái niệm siêu nhiên mà chúng ta hoàn toàn không thể nắm bắt, không thể nhìn thấy và càng không thể can thiệp thay đổi nó? Thực chất, vận mệnh không có gì khác hơn là kết quả của những nỗ lực quá khứ của chúng ta. Các thành quả được quyết định bởi những cố gắng của chúng ta. Cho nên, nỗ lực chính là yếu tố quyết định vận mệnh.

Để khái quát những nghiên cứu kinh điển về vận mệnh con người, bắt nguồn từ Kinh Dịch, các môn khoa học cổ đại của Phương Đông như Bát Tự Hà Lạc, Tử Vi Lý Số, Tứ Trụ Tử Bình, Mai Hoa Dịch Số… đã ra đời, phát triển và được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong số đó, Bát Tự Hà Lạc là môn lý luận có từ lâu đời nhất và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Đó cũng là môn xem số được chúng tôi sử dụng trong bộ Kỳ Thư này.

Tập Vận Mệnh Kỳ Thư này được biên soạn cho từng cá thể con người, dựa trên những lý thuyết của Bát Tự Hà Lạc, và không ngoài mục đích nào khác, muốn giúp con người hiểu và bắt đầu vào tiến trình cải tạo vận mệnh của chính mình…

☯︎

Cảnh báo: Chúng tôi lập bộ Vận Mệnh Kỳ Thư này hoàn toàn công tâm, dựa trên các nguyên tắc lập quẻ Hà Lạc chính thống. Do đó có thể dẫn đến trường hợp kết quả tốt, nhưng cũng có thể rơi vào kết quả xấu. Nếu là kết quả tốt thì không sao, nhưng nếu gặp kết quả xấu có thể dẫn đến tâm lý không vui. Cho nên chúng tôi đề nghị:

  1. Hãy suy nghĩ kỹ trước khi đọc tiếp các nội dung dưới đây. Nếu quý vị không sẵn sàng đón nhận một kết quả xấu, và nó làm ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của quý vị, xin hãy bỏ qua đừng đọc nữa!
  2. Quý vị cần biết cổ nhân có câu: Nhất mệnh, nhị vận, tam phong thủy. Nghĩa là nếu những điều chúng tôi viết dưới đây là xấu, thì đó chỉ là phần Mệnh thôi. Dù nó quan trọng, nhưng nếu phần Vận và phần Phong Thủy mà tốt, thì vẫn có thể thay đổi được. Trong đó, Vận là những cố gắng nỗ lực của bản thân, sự bù đắp từ gia đình, nhà trường, và xã hội. Còn Phong Thủy là các yếu tố bổ trợ để cải vận, như đặt tên theo phong thủy, trang sức hợp phong thủy, nhà cửa, xe cộ, sim phong thủy… Chú ý: nếu gặp lá số xấu có thể kéo xuống đọc phần phía dưới cùng
  3. Chúng tôi hiểu rằng, chả ai mong muốn mình rơi vào Mệnh xấu cả, nhất là các bậc làm cha mẹ khi vừa sinh con ra mà con đã gặp phải Mệnh xấu, thật vô cùng gây lo lắng và buồn phiền. Nhưng đây là yếu tố trời đất ban cho mỗi người. Chúng tôi chỉ giúp quý vị hiểu rõ điều đó, chứ không tạo ra, nên cũng đừng trách chúng tôi nếu Mệnh của quý vị xấu. Ngược lại, hãy nghĩ rằng, việc biết trước Mệnh xấu có thể giúp chúng ta cẩn thận đề phòng và có các phương án hóa giải phù hợp nhất.

Nữ mệnh

  • Sinh ngày: 9/3/2020
  • Sinh giờ: Nhâm Thìn (7-9h)
  • Âm lịch là ngày: Ngày 16 tháng 2 năm Canh Tí
  • Hành mệnh: Thổ (Bích Thượng Thổ)
  • Mệnh quẻ: Cấn Thổ, thuộc Tây Tứ mệnh
  • Tứ trụ mệnh: Giờ Nhâm Thìn, ngày Tân Hợi, tháng Kỷ Mão, năm Canh Tí
  • Là tuổi: Dương Nữ
  • Phân tích Tứ Trụ Mệnh theo Nguyên Cục Ngũ Hành: Kim (60), Thủy (78), Mộc (46), Hỏa (0), Thổ (28)
  • Phân tích Tứ Trụ Mệnh theo Nguyên Cục Âm Dương: Âm (12), Dương (10)

☯︎

Phép đoán số Hà Lạc dùng để giải đoán vận mệnh đời người, vốn là một ứng dụng quan trọng của Dịch học được lưu hành rộng rãi trong dân gian xưa. Đây là một phương pháp xác suất cổ được nghiên cứu rất công phu dựa trên lý thuyết Tượng số của Dịch học. Cổ nhân tin rằng, con người cũng như vạn vật đều phải tuân theo những quy luật biến dịch chung của Vũ trụ, giống như các con số. Vì vậy, có thể tìm hiểu vận mệnh đời người thông qua Tượng nhị phân của các con số. Còn các con số tuy sinh ra vô vàn, nhưng về cơ bản chỉ có 10 số đếm mà thôi (gồm 5 số sinh và 5 số thành theo Hà Đồ, hoặc biến chuyển theo quy luật của Lạc Thư). Từ đó hình thành nên Lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, rồi lục thập tứ quái (64 quẻ trùng quái). Cuộc đời mỗi con người sẽ gắn với hai quẻ trùng quái trong số đó, gồm quẻ Tiên Thiên (ứng với nửa đầu đời người), và quẻ Hậu Thiên (ứng với nửa sau đời người).

1. Quẻ Tiên Thiên (Sơn Hỏa Bí):

Quẻ Tiên Thiên (còn gọi là quẻ Thể, quẻ gốc hay quẻ bản mệnh) là quẻ đại diện cho nửa đầu đời người (từ 1 đến 45 tuổi). Quẻ này đại diện cho thể chất và khí chất ban đầu của con người, kể cả tình trạng sức khỏe lẫn sự giáo dục của gia đình và nhà trường mà người đó đã được chuẩn bị để bước vào đời.

  • Lời quẻ:
    • Thoán từ: 賁: 亨, 小利, 有攸往
    • Phiên âm: Bí: hanh, tiểu lợi, hữu du vãng.
    • Bề ngoài mọi sự dễ dàng nhưng còn chút khó khăn. Công danh sự nghiệp khởi đầu thuận lợi nhưng phải liên tục cố gắng không sẽ sa sút. Thời vận của những người có bề ngoài hào nhoáng. Cần tránh việc kiện tụng. Thi cử đạt. Tình yêu hào nhoáng nhưng hơi trắc trở. Gia đình bình yên.
  • Ý nghĩa của quẻ trong các mặt của đời sống:
    • Tổng quan: Bất kỳ việc gì bạn làm có liên quan đến nghệ thuật hay mỹ thuật đều thuận lợi. Đối với những việc khác, việc nhỏ thì cát tường, nhưng ở các việc lớn, lực bất tòng tâm (khả năng không phù hợp với ý muôn). Có khả năng bạn có thể bị lừa, mắc bẫy hoặc bị vu khống.
    • Kinh doanh: Thành công và lợi nhuận.
    • Pháp lý: nên hòa giải thì tốt, nếu cố tranh chấp sẽ thất bại.
    • Sự nghiệp: ban đầu có, đề phòng sự sa sút về sau và lúc hữu danh vô thực.
    • Tuổi thọ: Thể chất yếu đuối. Nếu không điều độ và làm chủ được bản thân, có thể sẽ bị đoản thọ.
    • Việc làm: Có thể tìm được, nhưng nếu điều kiện đề ra quá cao, kết quả sẽ thất bại.
    • Người ra đi: đi không mục đích, sau lại trở về.
    • Tìm người: Chẳng bao lâu sẽ trở về hay sẽ biết được những nơi lui tới của người này. Họ có thể đang trốn hoặc đang ở trong nhà bạn hay nhà người thân nằm phía hướng nam hoặc hướng đông bắc.
    • Đợi người: họ sắp tới.
    • Mất của: của khó tìm.
    • Bệnh tật: Nghiêm trọng hơn nhiều so với bề ngoài. Hãy biết quan tâm chăm sóc sức khỏe, bằng không có thể gặp nguy hiểm.
    • Gia đạo: Bề ngoài dễ khiến người khác bị lầm – bên trong thì nghèo đói và đau khổ.
    • Du lịch: Đi gần thì tốt, Đi xa thì không nên.
    • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Cát tường.
    • Hôn nhân: Phía bên kia có thể đang giấu giếm điều gì đó. Phải điều tra và quyết định sau khi mọi việc đã sáng tỏ hay đã được công khai.
    • Tài lộc: có, nhưng chưa đến ngay.
    • Tình yêu: Có thể thành công, nhưng sẽ thất vọng với kết quả khi kỳ vọng đặt ra quá cao.
    • Vay vốn: Khoản vay nhỏ thì có thể, còn khoản vay lớn thì không.
    • Đi xa: có tốn kém nhưng đạt mục đích.
    • Vật bị mất: Đã bị để sai chỗ vào cái gì đó. Hãy tìm ở hướng nam hoặc hướng đông bắc.
    • Thi cử: Điểm cao.
    • Nghề nghiệp: giữ nguyên việc cũ, nghề cũ thì tốt.
    • Sự việc: khó xong vì chưa đồng lòng.
    • Nhậm chức: chưa hoàn toàn như ý.
    • Chờ người: Người này sẽ đến, nhưng sẽ gây thất vọng.
    • Hy vọng: có hy vọng, nhưng còn xa, hiện không nên hy vọng nhiều.
    • Ước muốn: ước muôn khiêm tôn sẽ trở thành hiện thực, nhưng những hy vọng thái quá hay ngông cuồng thì không.
    • Thế vận: hiện trong tình trạng có khó khăn, không toại ý. Muốn thoát ra được phải hành động đúng theo thân phận hiện tại để vượt qua, sau đó qua được thi tiến lên.
    • Con cái: Có vẻ con cái đang yếu đuối và bệnh hoạn. Thai nghén con gái.
    • Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi, nhưng hòa giải thì khả thi.
  • Các đại vận (tương ứng với các hào):
    • Lưu ý: Mỗi quẻ sẽ có 6 hào, mỗi hào mang ý nghĩa riêng, tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi người có Hợp Cách hay không (tức là mệnh của mỗi người có phù hợp với quẻ này hay không, mà sự tốt xấu ban đầu của lời hào có thể thay đổi.
    • Lưu ý 2: Lời hào thường viết chung về các vấn đề tốt xấu của đời người, không phân biệt giai đoạn tuổi tác, do đó có một số trường hợp hào ứng với lứa tuổi thiếu niên hoặc lão niên nhưng vẫn ghi là Thăng quan tiến chức chẳng hạn, thì cần hiểu đây là nội dung tương đồng, tương đương với Thi cử đỗ đạt nếu ứng vào tuổi thiếu niên.
    • Hào Cửu Tam: Ứng với quãng đời từ 1 tuổi đến 9 tuổi
      • Thoán từ: 九三: 賁如濡如, 永貞吉.
      • Phiên âm: Bí như, nhu như,vĩnh trinh cát.
      • Lời hào: Hào tốt người biết tự trau dồi như biết tự trang sức vậy. Người có số an nhàn. Quan chức dễ thăng tiến. Sỹ tử gặp người tiến cử được sử dụng. Người thường được giúp đỡ, kinh doanh phát đạt.
      • Trường hợp này là mệnh hợp cách, nên chủ mệnh là: Người có đức hạnh, cuộc sống vinh hiển.
      • Đánh giá: Hào cát
    • Hào Lục Tứ: Ứng với quãng đời từ 10 tuổi đến 15 tuổi
      • Thoán từ: 六四: 賁如皤如, 白馬翰如, 匪寇, 婚媾.
      • Phiên âm: Bí như, bà (có người đọc là ba) như, bạch mã hàn như, phỉ khấu, hôn cấu.
      • Lời hào: Hào xấu lúc đầu, tốt về sau, như người trang sức không đúng, hành vi không hợp có thể gây hiểu lầm. Phòng có tang phục. Mệnh hợp là Mệnh không hợp thì gian nan, khó nhọc lúc trẻ, về già khá hơn kinh doanh về sau mới có lợi.
      • Trường hợp này là mệnh hợp cách, nên chủ mệnh là: Người có tài, có học nhưng bị nghi ngờ, sau thành đạt.
      • Đánh giá: Hào cát
    • Hào Lục Ngũ: Ứng với quãng đời từ 16 tuổi đến 21 tuổi
      • Thoán từ: 六五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 終吉.
      • Phiên âm: bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.
      • Lời hào: Hào tốt, chỉ người hà tiện có thể gây hiểu lầm, nhưng sau tốt.
      • Trường hợp này là mệnh hợp cách, nên chủ mệnh là: Người tiết kiệm, làm nên việc nhỏ, thọ cao, trung thực.
      • Đánh giá: Hào cát
    • Hào Thượng Cửu: Ứng với quãng đời từ 22 tuổi đến 30 tuổi
      • Thoán từ: 上九: 白賁, 无咎.
      • Phiên âm: Bạch bí, vô cữu.
      • Lời hào: Hào tốt, như người trở về cái chất phác ban đầu, không cần trang sức. Phòng có tang bên họ ngoại. Quan chức được cảm tình, dễ thăng tiến. Sĩ tử được người tin dễ thành danh. Người thường kinh doanh đắc lợi.
    • Hào Sơ Cửu: Ứng với quãng đời từ 31 tuổi đến 39 tuổi
      • Thoán từ: 初九: 賁其趾, 舍車而徒.
      • Phiên âm: Bí kì chỉ, xả xa nhi đồ.
      • Lời hào: Hào bình, kẻ hay chuộng hình thức, đứng núi nọ trông núi kia, bỏ cũ tìm mới, long đong chạy vạy, xử lý không đúng ngôi, đúng vị.
      • Trường hợp này là mệnh hợp cách, nên chủ mệnh là: Người có tài đức, biết xử sự đúng cương vị.
      • Đánh giá: Hào cát
    • Hào Lục Nhị: Ứng với quãng đời từ 40 tuổi đến 45 tuổi
      • Thoán từ: 六二: 賁其須.
      • Phiên âm: Bí kì tu.
      • Lời hào: Hào tốt, quan chức dễ thăng tiến. Kẻ sỹ có văn tài như người có bộ râu được trang sức. Người kinh doanh gặp tài vận, nhiều phúc lợi.
      • Trường hợp này là mệnh hợp cách, nên chủ mệnh là: Người có tài văn chương, thành danh.
      • Đánh giá: Hào cát
  • Đọc thêm nội dung quẻ này trong sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử:

  • Lời quẻ:
    • Dẫn: Đám đông, hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, có văn vẻ, cho nên tiếp theo quẻ Phệ Hạp là quẻ Búi là văn vẻ, rực rỡ, sáng sủa trang sức.
    • Thoán từ: 賁: 亨, 小利, 有攸往
    • Phiên âm: Bí: hanh, tiểu lợi, hữu du vãng.
    • Dịch nôm: Trang sức văn vẻ thì hanh thông; làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi.
    • Giảng nghĩa: Trên là núi, dưới là lửa; lửa chiếu sáng mọi vật ở trên núi, như vậy làm cho núi đẹp lên, trang sức cho núi. Còn một cách giảng nữa: trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Ly, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn khôn, thành quẻ đơn Cấn. Nói cách khác, vắn tắt mà không sai mấy thì nội quái có một hào âm trang sức cho hai hào dương , còn ngoại quái có một hào dương trang sức cho hai hào âm, vì vậy mà gọi là quẻ Bí: trang sức. Vật gì cũng vậy: có chất, tinh thần; mà lại thêm văn, hình thức, thì tốt (hanh thông), nhưng nếu chỉ nhờ ở trang sức mà thành công thì lợi ít thôi. Thoán truyện bàn rộng thêm: âm nhu và dương cương giao với nhau, thay đổi lẫn nhau (tức hào 2 và hào trên cùng như trên mới giảng). Ðó là cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) của trời; còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế (quẻ Cấn ở trên có nghĩa là ngăn, hạn chế), vì tuy nó có công giáo hóa thiên hạ, nhưng nhiều quá thì văn thắng chất, xấu. Đại tượng truyện còn khuyên: Việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.
    • Tổng luận: Đại ý quẻ Bí này là có văn vẻ, có trang sức mới là văn minh, nhưng vẫn nên trọng chất hơn văn, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng, và không nên xa hoa, màu mè quá.
  • Lời hào:
    • Hào 1:
      • Thoán từ: 初九: 賁其趾, 舍車而徒.
      • Phiên âm: Bí kì chỉ, xả xa nhi đồ.
      • Dịch nôm: Hào 1, dương, Trang sức, trau giồi ngón chân (địa vị thấp) của mình; bỏ cách sung sướng là ngồi xe mà nên đi bộ (chịu khó nhọc).
      • Giảng nghĩa: Hào này dương cương, ở cuối cùng nội quái Ly, tức như người có đức sáng suốt mà ở địa vị thấp nhất. Chỉ nên trau giồi phẩm hạnh của mình trong địa vị đó (ví như ngón chân, bộ phận thấp nhất trong thân thể), mà an bần, chịu đi bộ chứ đừng ngồi xe.
    • Hào 2:
      • Thoán từ: 六二: 賁其須.
      • Phiên âm: Bí kì tu.
      • Dịch nôm: Hào 2, âm: trang sức bộ râu.
      • Giảng nghĩa: Chữ tu ở đây nghĩa là râu, cũng như chữ tu : 鬚 Hào này làm chủ nội quái ly, có công dụng trang sức cho quẻ Ly, đặc biết là cho hào 3 dương ở trên nó, cho nên ví nó như bộ râu trang sức cho cái cằm (hào 3). Nó phải phụ vào hào 3 mà hành động. Hào 3 có tốt thì tác động của hào 2 mới tốt, cũng như phải có cài cằm đẹp thì để râu mới thêm đẹp, nếu cằm xấu thì để râu càng thêm khó coi. Nói rộng ra thì bản chất phải tốt, xứng với sự trang sức; chất và văn phải xứng nhau.
    • Hào 3:
      • Thoán từ: 九三: 賁如濡如, 永貞吉.
      • Phiên âm: Bí như, nhu như,vĩnh trinh cát.
      • Dịch nôm: Hào 3, dương: Trang sức mà đằm thắm, hễ giữ vững chính đạo thì tốt.
      • Giảng nghĩa: Hào này dương cương, đắc chính, lại ở trên cùng nội quái ly, có cái nghĩa rất văn minh; tượng trưng người có tài trang sức cho hai hào âm ở trên và dưới nó, tính rất đằm thắm với hai hào âm (có người dịch nhu như là trang sức một cách nhuần nhã, thấm nhuần). Vì vậy mà nên coi chừng, đừng say mê vì tư tình, mà phải bền giữ chính đạo thì mới tốt, không bị người xâm lấn (mạc chi lăng dã: Tiểu tượng truyện).
    • Hào 4:
      • Thoán từ: 六四: 賁如皤如, 白馬翰如, 匪寇, 婚媾.
      • Phiên âm: Bí như, bà (có người đọc là ba) như, bạch mã hàn như, phỉ khấu, hôn cấu.
      • Dịch nôm: hào 4 âm: Muốn trang sức cho nhau (nhưng không được) nên chỉ thấy trắng toát. Hào 4 như cưỡi ngựa trắng mà chạy như bay (đuổi kịp hào 1), rốt cuộc cưới nhau được vì kẻ gián cách hai bên (hào 3) không phải kẻ cướp (người xấu).
      • Giảng nghĩa: hào 4 âm nhu, ứng với hào 1 dương cương, cả hai đều đắc chính ,tình ý hợp nhau, muốn trang sức cho nhau, nhưng bị hào 3 ở giữa ngăn cách, nên không trang sức cho nhau được, chỉ thấy trắng toát (trắng nghĩa là không có màu, không trang sức). Mặc dầu bị 3 cản trở, 4 vẫn cố đuổi theo 1, rốt cuộc 3 vốn cương chính, không phải là xấu, không muốn làm hại 4 và 1, cặp này kết hôn với nhau được.
    • Hào 5:
      • Thoán từ: 六五: 賁于丘園, 束帛戔戔, 吝, 終吉.
      • Phiên âm: bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.
      • Dịch nôm: Hào 5, âm: Trang sức ở gò vườn, mà dùng tấm lụa nhỏ, mỏng, tuy là bủn xỉn, đáng chê cười đấy, nhưng rốt cuộc được tốt lành.
      • Giảng nghĩa: Hào 5, âm nhu, đắc trung, làm chủ quẻ Bí; vì là âm nhu nên có tính quá tằn tiện, lo trang sức cái gì hữu dụng như vườn tược thôi, mà lại chỉ dùng tấm lụa nhỏ, mỏng cho đỡ tốn, cho nên bị cười chê, nhưng như vậy còn hơn là xa hoa, mà biết trọng cái gốc là sự chất phác, cho nên cuối cùng vẫn được tốt lành, có hạnh phúc cho dân (hữu hỉ dã: lời Tiểu tượng truyện.)
    • Hào 6:
      • Thoán từ: 上九: 白賁, 无咎.
      • Phiên âm: Bạch bí, vô cữu.
      • Dịch nôm: Hào trên cùng, dương: lấy sự tố phác, như màu trắng (không màu mè gì cả) làm trang sức, không có lỗi.
      • Giảng nghĩa: Hào này là thời cuối cùng của quẻ Bí, trang sức, màu mè đã cùng cực rồi; mà vật cực tắc phản, người ta lại trở lại sự chất phác, nên không có lỗi gì cả. Trong văn học sử, chúng ta thấy sau những thời duy mĩ quá mức, người ta lại phục cổ, trở lại lối văn bình dị, tự nhiên thời xưa. *
  • ☯︎

    2. Quẻ Hậu Thiên (Lôi Sơn Tiểu Quá):

    Quẻ Hậu Thiên (còn gọi là quẻ Dụng, hay quẻ biến) là quẻ đại diện cho nửa sau đời người, kể từ khi bước vào đời để phát huy khả năng, tài trí đóng góp cho gia đình và xã hội, đến công thành danh toại, cho đến già và chết (từ 46 tuổi trở đi).

  • Lời quẻ:
    • Thoán từ: 小過: 亨, 利貞. 可小事, 不可 大事.飛鳥遺之音, 不宜上, 宜下, 大吉
    • Phiên âm: Tiểu quá: Hanh, lợi trinh. Khả tiểu sự, bất khả đại sự. Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát.
    • Quẻ Tiểu Quá chỉ thời vận tương đối khó khăn, do kẻ tiểu nhân quá nhiều, không phải là thời vận tốt cho mọi việc. Chỉ thuận tiện cho những việc nhỏ, không lợi cho những việc lớn. Người quân tử thuận theo thời cuộc, cái gì cũng phải làm quá đi một chút mới hợp thời. Tài vận không có, kinh doanh nhỏ thì được, làm lớn khó thành. Thi cử trái với dự kiến, công việc khó tìm. Xuất hành đi xa bất lợi, kiện tụng kéo dài, tốn kém, nên tìm cách hoà giải ngay từ đầu thì hơn. Tình yêu hôn nhân nhiều trắc trở.
    • Chủ mệnh sinh vào tháng 2, là tháng sinh đắc cách đối với quẻ này, như vậy, sẽ giảm bớt cái Hung của quẻ. Với trường hợp đắc cách này, chủ mệnh sẽ đạt được: Sự nghiệp có nhiều cơ may thành đạt.
  • Ý nghĩa của quẻ trong các mặt của đời sống:
    • Tổng quan: Không hy vọng làm được điều gì đó bên ngoài phạm vi chuyên môn hay khả năng của mình. Hãy đặc biệt cẩn thận đừng tranh biện với người khác hẳn với mình về thế mạnh hay khả năng nội tại, bởi vì điều này sẽ dẫn đến thất bại. Kiềm chế và giữ nguyên trạng là cát tường. Tiến bước đi lên là bất lợi. Sự bất hòa có thể dẫn đến việc bị lôi kéo vào những rắc rối. Có khả năng sẽ chia tay với bạn bè thân hay bà con thân thích, bởi phạm sai lầm trong công việc.
    • Người ra đi: người ra đi không rõ nơi đến.
    • Tuổi thọ: Suy yếu, thường xuyên bệnh tật có khả năng đoản thọ.
    • Chờ người: Sẽ không đến.
    • Thế vận: vì tự phụ nên thất bại. cần tham khảo và lắng nghe ý kiến mọi người.
    • Tài lộc: chưa có.
    • Tình yêu: Không thành công trong một thời gian. Nhưng sự trễ nải quá lâu sẽ dẫn đến thất bại, bởi phía bên kia có thể thay đổi tình cảm.
    • Mất của: khó tìm.
    • Bệnh tật: Sẽ xấu đi. Phải cực kỳ chú ý thì mới có thể bình phục được. Tiểu đường và các bệnh ở ngực.
    • Vay vốn: Chỉ có thể vay được những khoản nhỏ, còn khoản tiền lớn thì không.
    • Việc làm: Không hy vọng.
    • Nhậm chức: chưa thành.
    • Gia đạo: Bất hòa trong gia đình, gia cảnh suy vi. Có khả năng bạn sẽ rời khỏi quê nhà và kiếm sống ở xa.
    • Kinh doanh mới, thay đổi nghề nghiệp, chuyên môn hay chỗ làm: Bất lợi. Tốt nhất hãy chờ dịp khác.
    • Ước muốn: Chỉ có cơ hội thành công rất nhỏ. Những ước muốn lớn lao thì không thể thực hiện được.
    • Vật bị mất: Đã bị đánh cắp hay bị mất và không thể tìm lại được.
    • Pháp lý: bất lợi cho mình.
    • Đi xa: đi bất lợi.
    • Thi cử: Điểm kém.
    • Hy vọng: khó như ý.
    • Tìm người: Đang ở xa và không thể tìm được.
    • Du lịch: Không thuận lợi.
    • Kiện tụng và tranh chấp: Bất lợi. Tốt nhất hãy ngừng lại.
    • Kinh doanh: Thua lỗ và thất bại.
    • Sự nghiệp: chưa thành.
    • Nghề nghiệp: nếu chuyển nghề thì bất lợi.
    • Đợi người: họ không đến.
    • Sự việc: mất thời gian cho giao dịch.
    • Con cái: Bất hòa giữa cha mẹ và con cái, và giữa con cái với nhau. Thai nghén con trai.
    • Hôn nhân: Cuộc hôn nhân không tương hợp, không xứng lứa vừa đôi và dẫn đến cảnh chia tay. Tốt nhất hãy cẩn thận suy nghĩ lại.
  • Các đại vận (tương ứng với các hào):
    • Lưu ý: Mỗi quẻ sẽ có 6 hào, mỗi hào mang ý nghĩa riêng, tuy nhiên tùy thuộc vào mỗi người có Hợp Cách hay không (tức là mệnh của mỗi người có phù hợp với quẻ này hay không, mà sự tốt xấu ban đầu của lời hào có thể thay đổi.
    • Lưu ý 2: Lời hào thường viết chung về các vấn đề tốt xấu của đời người, không phân biệt giai đoạn tuổi tác, do đó có một số trường hợp hào ứng với lứa tuổi thiếu niên hoặc lão niên nhưng vẫn ghi là Thăng quan tiến chức chẳng hạn, thì cần hiểu đây là nội dung tương đồng, tương đương với Thi cử đỗ đạt nếu ứng vào tuổi thiếu niên.
    • Hào Sơ Lục: Ứng với quãng đời từ 46 tuổi đến 51 tuổi
      • Thoán từ: 初六.飛鳥以凶.
      • Phiên âm: Phi điểu dĩ hung.
      • Lời hào: Hào xấu, chỉ người nôn nóng muốn bước một bước tới trời, lao vào chốn nguy hiểm, dễ hao tài tốn của.
      • Trường hợp này là mệnh không hợp cách. nên chủ mệnh là: Kẻ mới ngoi lên cậy thế cửa quyền, lâm vào gian nguy.
      • Đánh giá: Hào hung
    • Hào Lục Nhị: Ứng với quãng đời từ 52 tuổi đến 57 tuổi
      • Thoán từ: 六二: 過其祖, 遇其妣, 不及其君. 遇其臣, 无咎.
      • Phiên âm: Quá kì tổ, ngộ kì tỉ, bất cập kì quân. Ngộ kì thần ,vô cữu.
      • Lời hào: Hào tốt. Quan chức tận tuỵ, dễ thăng tiến. Kẻ sĩ thành danh. Người thường có quý nhân phù trợ, được toại nguyện.
      • Trường hợp này là mệnh không hợp cách. nên chủ mệnh là: Người khiêm tốn giữ được cơ nghiệp tổ tông.
      • Đánh giá: Hào cát
    • Hào Cửu Tam: Ứng với quãng đời từ 58 tuổi đến 66 tuổi
      • Thoán từ: 九三.弗過防之, 從或戕之, 凶.
      • Phiên âm: Phất quá phòng chi, tòng hoặc tường chi, hung.
      • Lời hào: Hào xấu, dễ bị kỷ luật, truất giáng, sa thải. Bị hại ngầm, cần đề phòng. Người thường cần phòng bọn gian tà gây tổn hại.
      • Trường hợp này là mệnh không hợp cách. nên chủ mệnh là: Kẻ nông nổi, lộ liễu, sống không biết đề phòng, chuốc họa vào thân.
      • Đánh giá: Hào hung
    • Hào Cửu Tứ: Ứng với quãng đời từ 67 tuổi đến 75 tuổi
      • Thoán từ: 九四: 无咎, 弗過遇之, 往厲, 必戒; 勿用永貞.
      • Phiên âm: vô cữu, phất quá ngộ chi, vãng lệ, tất giới; vật dụng vĩnh trinh.
      • Lời hào: Hào tốt cho sự an phận. Quan chức an cư lạc nghiệp. Sĩ tử được trọng dụng. Người thường sống yên vui.
      • Trường hợp này là mệnh không hợp cách. nên chủ mệnh là: Người khiêm tốn, có cuộc sống yên vui.
      • Đánh giá: Hào cát
    • Hào Lục Ngũ: Ứng với quãng đời từ 76 tuổi đến 81 tuổi
      • Thoán từ: 六五: 密雲不雨, 自我西郊; 公弋,取彼在穴.
      • Phiên âm: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao; Công dặc, thủ bỉ tại huyệt.
      • Lời hào: Hào xấu. Quan chức nên rút lui. Sĩ phu tạm lánh. Người thường nên an phận thủ thường.
      • Trường hợp này là mệnh không hợp cách. nên chủ mệnh là: Kẻ phóng túng, kiêu căng, không được lòng người, thất bại trong công việc.
      • Đánh giá: Hào hung
    • Hào Thượng Lục: Ứng với quãng đời từ 82 tuổi đến 87 tuổi
      • Thoán từ: 上六: 弗遇過之, 飛鳥離之. 凶, 是謂災眚.
      • Phiên âm: phất ngộ quá chi, phi điểu li chi. Hung, thị vị tai sảnh.
      • Lời hào: Hào xấu. Quan chức cứng nhắc, một chiều, dễ sa vào đường cùng ngõ cụt. Kẻ sĩ có thể thành đạt. Người thường hay quá trớn, gây thù oán, hỏng việc. Phòng có tang phục.
      • Trường hợp này là mệnh không hợp cách. nên chủ mệnh là: Kẻ có địa vị cao còn ham danh lợi, ỷ mạnh làm liều tự chuốc lấy tai họa.
      • Đánh giá: Hào hung
  • Đọc thêm nội dung quẻ này trong sách Kinh Dịch – Đạo của người quân tử:

  • Lời quẻ:
    • Dẫn: Tin (Trung phu) mà làm ngay, không xét đều tin đó phải hay không , thì có thể mắc lầm lỗi, cho nên sau quẻ Trung phu tới quẻ Tiểu quá. Quá có hai nghĩa: lỗi; ra ngoài cái mức vừa phải thoán từ dưới đây dùng nghĩa sau.
    • Thoán từ: 小過: 亨, 利貞. 可小事, 不可 大事.飛鳥遺之音, 不宜上, 宜下, 大吉
    • Phiên âm: Tiểu quá: Hanh, lợi trinh. Khả tiểu sự, bất khả đại sự. Phi điểu di chi âm, bất nghi thượng, nghi hạ, đại cát.
    • Dịch nôm: Cái nhỏ nhiều: Hanh thông hợp đạo chính thì lợi. Có thể làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn. Con chim bay mà để tiếng kêu lại, không nên lên cao mà nên xuống thấp. Người quân tử biết được như vậy thì tốt.
    • Giảng nghĩa: Quẻ này trái với quẻ Đại quá số 28. đại quá có 4 hào dương ở giữa, 2 hào âm ở dưới cùng và trên cùng, như vậy dương nhiều hơn âm, mà dương có nghĩa là lớn, âm là nhỏ, cho nên Đại quá có nghĩa là cái lớn (dương) nhiều hơn. Tiểu quá có 2 hào dương ở giữa, 4 hào âm ở trên và dưới, như vậy là âm – tức cái nhỏ – nhiều hơn dương tức cái lớn; cho nên đặt tên là Tiểu quá. Tiểu quá là cái nhỏ nhiều hơn; nhưng cũng có nghĩa là quá chút ít. Bình thường thì vừa phải là hay. Nhưng cũng có khi quá một chút lại hay, chẳng hạn trong nhà, chồng tiêu pha nhiều quá, vợ chắt bóp một chút để được trung bình; hoặc khi thiên về bên tả quá, muốn lấy lại mức trung thì lại nên thiên về bên hữu một chút. Nhưng việc gì cũng phải hợp lẽ, hợp thời, hợp đạo chính thì mới được. Đó là ý nghĩa câu đầu. Câu thứ hai” Chỉ nên quá” trong việc nhỏ, không nên quá trong việc lớn; vì việc nhỏ, lỡ có quá một chút, hậu quả không tai hại, còn việc lớn mà lỡ quá một chút, một li có thể đi một dặm hậu quả rât nặng nề, như việc nước, lỗi lầm một chút có thể gây chiến tranh hoặc sự suy sụp về kinh tế. . . . Thoán truyện giảng Các hào dương (lớn) đều không đắc trung, là quân tử nhất thời, không làm việc lớn được. Câu thứ ba tối nghĩa, không hiểu sao lại dùng tượng con chim bay ở đây. Mỗi nhà giải thích một khác: Chu Hi bảo trong thực, ngoài hư như con chim bay”, có lẽ vì cho hai hào âm ở dưới như hai chân chim, hai hào âm ở trên như hai cánh chim xòe ra? Còn về ý nghĩa thì có người giảng người quân tử ở thời Tiểu quá nên khiêm tốn, không nên có tiếng tăm lớn, chỉ nên như tiếng chim kêu khi bay, thoáng qua mà thôi; mà cũng không nên ở ngôi cao, như con chim không nên bay lên cao. Hai chữ đại cát”, các sách đều dịch là rất tốt; Phan Bội Châu dịch là tốt cho người quân tử, nếu đừng có tiếng tăm, đừng ở ngôi cao Đại” đó trỏ người quân tử. Đại Tượng truyện giản: Chấn ở trên Cấn là tiếng sấm ở trên núi, bị nghẹt vì núi mà thu hẹp lại, nên gọi là Tiểu quá. Người quân tử ở thời này chỉ nên làm quá trong việc nhỏ, như có thể quá cung kính, quá thương cảm trong việc ma chay, quá tiết kiệm.
    • Tổng luận: 
  • Lời hào:
    • Hào 1:
      • Thoán từ: 初六.飛鳥以凶.
      • Phiên âm: Phi điểu dĩ hung.
      • Dịch nôm: Hào 1, âm: Chim (nên nấp mà lại) bay, nên xấu.
      • Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, bất tài, được hào 4, dương; giúp, lại ở thời hơi quá (Tiểu quá), nên hăng hái muốn làm việc quá, e mắc vạ, cho nên xấu. Chỉ nên làm chim nấp, đừng làm chim bay.
    • Hào 2:
      • Thoán từ: 六二: 過其祖, 遇其妣, 不及其君. 遇其臣, 无咎.
      • Phiên âm: Quá kì tổ, ngộ kì tỉ, bất cập kì quân. Ngộ kì thần ,vô cữu.
      • Dịch nôm: Hào 2, âm: Vượt qua ông mà gặp bà; không được gặp vua thì nên giữ phận bề tôi, như vậy không lỗi.
      • Giảng nghĩa: Hào nay nhu thuận, trung chính ở vào thời Tiểu qua,1 có quá một chút mà không lỗi. Nó là âm đáng lẽ cầu dương mà nó lại vượt hai hào dương (3 và 4 ) để gặp (ứng với 5) nghĩa là gặp âm nữa, cho nên Hào từ nói là vượt ông mà gặp bà. Hào từ khuyên hào này ở thấp, là phận làm tôi, không gặp được vua thì cứ giữ phận bề tôi (đứng vào hàng những bề tôi khác) . Hào này tối nghĩa, chúng tôi dịch theo Phan Bội Châu, Chu Hi giảng là: không gặp được vua thì gặp bề tôi, như vậy là giữ được trung, chính, tuy hơi quá (vì muốn gặp vua) mà không lỗi (sau gặp bề tôi). Cả hai cách giảng đều không xuôi.
    • Hào 3:
      • Thoán từ: 九三.弗過防之, 從或戕之, 凶.
      • Phiên âm: Phất quá phòng chi, tòng hoặc tường chi, hung.
      • Dịch nôm: Hào 3, dương: Chẳng quá phòng bị (tiểu nhân) thì rồi sẽ bị chúng làm hại đấy.
      • Giảng nghĩa: Thời Tiểu qua; tiểu nhân nhiều hơn quân tử, nên đề phòng quá cẩn thận thì tốt. Hào này dương cương đắc chính là quân tử, nhưng vì quá cương (dương ở vị dương), tự thị, không đề phòng cẩn thận nên bị vạ. Hào này xấu nhất trong quẻ vì bị 2 hào âm ở trên ép xuống, 2 hào âm ở dưới thúc lên, chỉ có mỗi hào 4 là bạn, mà chẳng giúp được gì.
    • Hào 4:
      • Thoán từ: 九四: 无咎, 弗過遇之, 往厲, 必戒; 勿用永貞.
      • Phiên âm: vô cữu, phất quá ngộ chi, vãng lệ, tất giới; vật dụng vĩnh trinh.
      • Dịch nôm: Hào 4, dương: không lỗi vì không quá dương mà vừa đúng với đạo lý thời Tiểu quá; nếu tiến tới thì nguy, nên răn về điều đó, đừng cố giữ đức cương của mình, mà nên biến thông.
      • Giảng nghĩa: hoàn cảnh hào này y hệt hào 3; cũng bị 2 hào âm ép ở trên, 2 hào âm thúc ở dưới, và cũng ở chỗ chưa dứt được với nội quái, chưa lên hẳn được ngoại quái, đáng lẽ cũng xấu, nhưng nhờ 4 tuy dương mà ở vị âm, như vậy là hơi biết mềm dẻo, không quá cương như 3, đúng với đạo lý thời Tiểu quá, chi nên không có lỗi. Tuy nhiên phải nhớ đừng tiến lên mà theo hai hào âm, như vậy là quá nhu mất, sẽ nguy; mà cũng đừng cố chấp giữ tính dương cương của mình, mà nên biến thông.
    • Hào 5:
      • Thoán từ: 六五: 密雲不雨, 自我西郊; 公弋,取彼在穴.
      • Phiên âm: Mật vân bất vũ, tự ngã tây giao; Công dặc, thủ bỉ tại huyệt.
      • Dịch nôm: Hào 5, âm: mây kịt mà không mưa ở cõi tây của ta, công bắn mà bắt lấy nó ở hang.
      • Giảng nghĩa: Âm dương tiếp xúc với nhau thì mới thành mua, nay âm lên quá cao rồi (hào 5), dương ở dưới, âm dương bất hoà, có cái tượng mây kịt mà không mưa ở cõi tây của ta (như thoán từ quẻ Tiểu súc số 9), đại ý là không làm được gì cả; vì là âm nhu, bất tài lại ở vào thời âm nhiều quá. Chỉ có một cách là xuống tìm hào 2, cũng âm, mà làm bạn. Chữ cộng (ông) ở đây trỏ hào 5, bỉ (nó) trỏ hào 2; hào 2 ở vị âm, tối tăm cho nên ví với cái hang.
    • Hào 6:
      • Thoán từ: 上六: 弗遇過之, 飛鳥離之. 凶, 是謂災眚.
      • Phiên âm: phất ngộ quá chi, phi điểu li chi. Hung, thị vị tai sảnh.
      • Dịch nôm: Hào trên cùng, âm: không đúng với đạo mà lại sai quá, như cánh chim bay cao quá, xa quá, sợ bị tai vạ.
      • Giảng nghĩa: Hào này âm nhu, mà biến động vì ở ngoại quái Chấn (động), lại ở vào cuối thời Tiểu quá,1 là thái quá, cho nên bảo là sai đạo quá; có cái tượng con chim bay cao quá, xa quá rồi; khó kéo lại được mà còn sợ bị tai vạ nữa. Hào 6 này âm là tiểu nhân, tiểu nhân mà vượt lên trên quân tử (dương hào 4), cho nên răn là sẽ bị tai hoạ. Quẻ này khuyên quân tử ở vào thời tiểu nhân quá nhiều thì đừng nên quá cương như hào 3, mà nên mềm mỏng một chút, biến thông như hào 4 .
  • ☯︎

    PHẦN MỞ RỘNG – XEM VẬN HẠN, SAO CHIẾU TRONG 100 NĂM

    Năm DLNăm ÂLTuổiXung hợp
    Ngũ Hành
    Xung hợp
    Âm Dương
    Xung hợp
    Thiên Can
    Xung hợp
    Địa Chi
    Đại vận
    Hà Lạc
    Sao chiếu mệnh
    2021Tân
    Sửu
    2BìnhCátBìnhCátCátBình
    2022Nhâm
    Dần
    3HungHungBìnhBìnhCátBình
    2023Quý
    Mão
    4HungCátBìnhBìnhCátBình
    2024Giáp
    Thìn
    5CátHungHungCátCátBình
    2025Ất
    Tị
    6CátCátCátBìnhCátBình
    2026Bính
    Ngọ
    7BìnhHungBìnhHungCátBình
    2027Đinh
    Mùi
    8BìnhCátBìnhHungCátBình
    2028Mậu
    Thân
    9BìnhHungBìnhCátCátBình
    2029Kỷ
    Dậu
    10BìnhCátBìnhBìnhHungBình
    2030Canh
    Tuất
    11HungHungBìnhBìnhHungBình
    2031Tân
    Hợi
    12HungCátBìnhBìnhHungBình
    2032Nhâm
    13HungHungBìnhBìnhHungBình
    2033Quý
    Sửu
    14HungCátBìnhCátHungBình
    2034Giáp
    Dần
    15BìnhHungHungBìnhHungBình
    2035Ất
    Mão
    16BìnhCátCátBìnhCátBình
    2036Bính
    Thìn
    17BìnhHungBìnhCátCátBình
    2037Đinh
    Tị
    18BìnhCátBìnhBìnhCátBình
    2038Mậu
    Ngọ
    19CátHungBìnhHungCátBình
    2039Kỷ
    Mùi
    20CátCátBìnhHungCátBình
    2040Canh
    Thân
    21HungHungBìnhCátCátBình
    2041Tân
    Dậu
    22HungCátBìnhBìnhCátBình
    2042Nhâm
    Tuất
    23BìnhHungBìnhBìnhCátBình
    2043Quý
    Hợi
    24BìnhCátBìnhBìnhCátBình
    2044Giáp
    25HungHungHungBìnhCátBình
    2045Ất
    Sửu
    26HungCátCátCátCátBình
    2046Bính
    Dần
    27CátHungBìnhBìnhCátBình
    2047Đinh
    Mão
    28CátCátBìnhBìnhCátBình
    2048Mậu
    Thìn
    29HungHungBìnhCátCátBình
    2049Kỷ
    Tị
    30HungCátBìnhBìnhCátBình
    2050Canh
    Ngọ
    31BìnhHungBìnhHungBìnhBình
    2051Tân
    Mùi
    32BìnhCátBìnhHungBìnhBình
    2052Nhâm
    Thân
    33HungHungBìnhCátBìnhBình
    2053Quý
    Dậu
    34HungCátBìnhBìnhBìnhBình
    2054Giáp
    Tuất
    35CátHungHungBìnhBìnhBình
    2055Ất
    Hợi
    36CátCátCátBìnhBìnhBình
    2056Bính
    37BìnhHungBìnhBìnhBìnhBình
    2057Đinh
    Sửu
    38BìnhCátBìnhCátBìnhBình
    2058Mậu
    Dần
    39BìnhHungBìnhBìnhBìnhBình
    2059Kỷ
    Mão
    40BìnhCátBìnhBìnhCátBình
    2060Canh
    Thìn
    41HungHungBìnhCátCátBình
    2061Tân
    Tị
    42HungCátBìnhBìnhCátBình
    2062Nhâm
    Ngọ
    43HungHungBìnhHungCátBình
    2063Quý
    Mùi
    44HungCátBìnhHungCátBình
    2064Giáp
    Thân
    45BìnhHungHungCátCátBình
    2065Ất
    Dậu
    46BìnhCátCátBìnhHungBình
    2066Bính
    Tuất
    47BìnhHungBìnhBìnhHungBình
    2067Đinh
    Hợi
    48BìnhCátBìnhBìnhHungBình
    2068Mậu
    49CátHungBìnhBìnhHungBình
    2069Kỷ
    Sửu
    50CátCátBìnhCátHungBình
    2070Canh
    Dần
    51HungHungBìnhBìnhHungBình
    2071Tân
    Mão
    52HungCátBìnhBìnhCátBình
    2072Nhâm
    Thìn
    53BìnhHungBìnhCátCátBình
    2073Quý
    Tị
    54BìnhCátBìnhBìnhCátBình
    2074Giáp
    Ngọ
    55HungHungHungHungCátBình
    2075Ất
    Mùi
    56HungCátCátHungCátBình
    2076Bính
    Thân
    57CátHungBìnhCátCátBình
    2077Đinh
    Dậu
    58CátCátBìnhBìnhHungBình
    2078Mậu
    Tuất
    59HungHungBìnhBìnhHungBình
    2079Kỷ
    Hợi
    60HungCátBìnhBìnhHungBình
    2080Canh
    61BìnhHungBìnhBìnhHungBình
    2081Tân
    Sửu
    62BìnhCátBìnhCátHungBình
    2082Nhâm
    Dần
    63HungHungBìnhBìnhHungBình
    2083Quý
    Mão
    64HungCátBìnhBìnhHungBình
    2084Giáp
    Thìn
    65CátHungHungCátHungBình
    2085Ất
    Tị
    66CátCátCátBìnhHungBình
    2086Bính
    Ngọ
    67BìnhHungBìnhHungCátBình
    2087Đinh
    Mùi
    68BìnhCátBìnhHungCátBình
    2088Mậu
    Thân
    69BìnhHungBìnhCátCátBình
    2089Kỷ
    Dậu
    70BìnhCátBìnhBìnhCátBình
    2090Canh
    Tuất
    71HungHungBìnhBìnhCátBình
    2091Tân
    Hợi
    72HungCátBìnhBìnhCátBình
    2092Nhâm
    73HungHungBìnhBìnhCátBình
    2093Quý
    Sửu
    74HungCátBìnhCátCátBình
    2094Giáp
    Dần
    75BìnhHungHungBìnhCátBình
    2095Ất
    Mão
    76BìnhCátCátBìnhCátBình
    2096Bính
    Thìn
    77BìnhHungBìnhCátCátBình
    2097Đinh
    Tị
    78BìnhCátBìnhBìnhCátBình
    2098Mậu
    Ngọ
    79CátHungBìnhHungCátBình
    2099Kỷ
    Mùi
    80CátCátBìnhHungCátBình
    2100Canh
    Thân
    81HungHungBìnhCátCátBình
    2101Tân
    Dậu
    82HungCátBìnhBìnhHungBình
    2102Nhâm
    Tuất
    83BìnhHungBìnhBìnhHungBình
    2103Quý
    Hợi
    84BìnhCátBìnhBìnhHungBình
    2104Giáp
    85HungHungHungBìnhHungBình
    2105Ất
    Sửu
    86HungCátCátCátHungBình
    2106Bính
    Dần
    87CátHungBìnhBìnhHungBình
    2107Đinh
    Mão
    88CátCátBìnhBìnhBình
    2108Mậu
    Thìn
    89HungHungBìnhCátBình
    2109Kỷ
    Tị
    90HungCátBìnhBìnhBình
    2110Canh
    Ngọ
    91BìnhHungBìnhHungBình
    2111Tân
    Mùi
    92BìnhCátBìnhHungBình
    2112Nhâm
    Thân
    93HungHungBìnhCátBình
    2113Quý
    Dậu
    94HungCátBìnhBìnhBình
    2114Giáp
    Tuất
    95CátHungHungBìnhBình
    2115Ất
    Hợi
    96CátCátCátBìnhBình
    2116Bính
    97BìnhHungBìnhBìnhBình
    2117Đinh
    Sửu
    98BìnhCátBìnhCátBình
    2118Mậu
    Dần
    99BìnhHungBìnhBìnhBình
    2119Kỷ
    Mão
    100BìnhCátBìnhBìnhBình
    2120Canh
    Thìn
    101HungHungBìnhCátBình

    ☯︎

    PHẢI LÀM GÌ KHI GẶP LÁ SỐ HÀ LẠC KHÔNG TỐT

    Số Hà Lạc không buộc chặt con người vào số mệnh, mặc dù Hà Lạc theo thuyết tượng số, tin rằng mỗi người tùy theo năm, tháng, ngày giờ sinh của mình, đã có sẵn một vị trí trong vũ trụ bao la và phải chịu sự chi phối của những điều kiện của vị trí đó.

    Quẻ Hà Lạc chỉ đưa ra những khả năng có thể xảy ra của mỗi con người trong sự biến hóa của quỹ đạo đó. Mỗi quỹ đạo đều liên quan chặt chẽ đến ba yếu tố cơ bản là Thiên, Địa, Nhân, trong đó yếu tố Nhân rất quan trọng. Tương tác của ba yếu tố đó là một tương tác lỏng lẻo, không cột chặt con người một cách thụ động vào một tiền định, không thể cưỡng lại. Bởi vì con người là một yếu tố rất năng động, nó có thể làm thay đổi cả Thiên thời hay Địa cuộc. Cho nên quỹ đạo của nó sẽ xảy ra theo hướng nào, tốt hay xấu, còn tùy thuộc rất nhiều vào bản thân từng người, vào sự rèn luyện và ý chí của họ. Chúng ta cũng không thể nói mọi nỗ lực rèn luyện của con người đều thành công, nhưng không thể coi thường yếu tố Nhân trong ba yếu tố Thiên Địa Nhân được.

    Số dù là yếu tố có thực của tạo hóa, không ai cưỡng nổi, nhưng số không phải là định mệnh. Số là biểu thị quỹ đạo, mà quỹ đạo lại có tính đối xứng âm dương, mỗi con người trong quỹ đạo của mình có thể biến chuyển theo hướng âm hay hướng dương lại chính do sự rèn luyện của họ quyết định. Sự rèn luyện và tu dưỡng có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng chế ngự Thiên thời và Địa cuộc của con người. Quẻ Hà Lạc của mỗi người chỉ cho biết quỹ đạo của người đó và những khả năng có thể xảy ra, rồi tùy theo thời cuộc của từng hào mà đưa ra lời khuyên nên tiến hay nên lùi, nên tạm bất động chờ thời hay nên vội vã manh động, nên mạnh bạo vượt sông lớn hay nên cố thủ giữ yên chỗ đứng chờ thời cơ…

    Nói tóm lại, nếu Vận mệnh chúng ta không tốt, cần nhớ rằng:

    1. Quan trọng nhất là yếu tố Nhân, tức Đức năng thắng số. Nếu kiên trì rèn luyện, tu dưỡng, làm từ thiện, tích đức,… thì sẽ tự hóa giải được nghiệp.
    2. Cần đọc kỹ từng lời quẻ, lời hào. Trong đó có chỉ rõ cần thận trọng điều gì, tránh điều gì… Ví dụ: trong phần kiện tụng thì lời khuyên là nên tránh, từ bỏ kiện tụng; phần bệnh tật có nói nên chăm sóc cẩn thận hơn. Nếu đã biết là xấu thì phải cẩn thận hơn là điều đương nhiên.
    3. Dùng các yếu tố phong thủy bổ trợ có thể giúp làm giảm các yếu tố xấu do Mệnh: hãy cải tạo ngôi nhà/căn phòng bạn đang ở cho tốt, thuận phong thủy. Giường, bàn làm việc nếu kê sai hướng thì nên kê lại. Những thứ đó sẽ điều chỉnh trường khí tốt vào người bạn. Ví dụ trong trường hợp sức khỏe bị xấu, thì trường khí tốt chính là thứ kéo lại được. Ngoài ra, nên sử dụng các loại trang sức phong thủy hợp mệnh, sim phong thủy hợp mệnh,… Có thể cân nhắc đổi tên, nếu tên đang dùng quá xấu.
    4. Hình thức cúng kiếng để giải hạn thì là có, nhưng thường là sẽ giải các hạn cụ thể, trong ngắn hạn. Chứ không thể cúng để giải cả một cuộc đời của một người. Hơn nữa, hình thức này chúng tôi không khuyến cáo, do không có bằng chứng rõ rệt về tác dụng của nó.