Lễ cúng phá dỡ nhà cũ để chuẩn bị động thổ làm ngôi nhà mới mang ý nghĩa tâm linh quan trọng. Mỗi vùng đất sẽ có các vị thần cai quản và che chở bảo vệ cho cuộc sống của gia chủ. Chính vì vậy, trước khi làm gì chúng ta điều phải chuẩn bị lễ vật để xin phép các vị thần và tiên linh ông bà.
Ý nghĩa của lễ cúng phá dỡ nhà cũ
Lễ cúng phá dỡ nhà cũ mang những ý nghĩa như sau:
- Đây chính là dịp để gia chủ thông báo đến các vị thần cai quản và tiên linh ông bà để cho phép mình tháo dỡ nhà.
- Bày tỏ lòng thành để các vị thần đánh đuổi các cô hồn quậy phá, yêu ma,… Để phù hộ cho gia đình được bình an, thuận lợi trong công việc.
- Về mặt tâm linh, đây cũng là ngụ ý mời các vong linh trú ngụ trên mảnh đất này chuyển sang chỗ ở khác để gia chủ thi công công trình.
Chuẩn bị mâm cúng
Sự khác biệt về văn hóa vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình là không giống nhau. Chính vì vậy, lễ vật dâng cúng các vị thần trong mâm cúng phá dỡ nhà ít nhiều cũng có sự khác nhau.
Mâm cúng dù đơn giản hay cầu kì thì về cơ bản cũng có những lễ vật sau:
- Ngũ quả tươi và hoa tươi, tuyệt đối không được dùng hoa dã. Thường là sẽ sử dụng hoa cúc kim cương
- Nhang
- Đèn cầy
- Rượu nếp, gạo, muối, trà, nước cúng
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- 05 phần chè đậu trắng
- 05 phần cháo trắng
- 1 Bộ tam sên
- Gà luộc: cháo + gỏi đi kèm
- Heo qua miếng
- Bánh hỏi hoặc bánh mì
Trong đó Bộ tam sên (Thịt heo – Thổ, Tôm hoặc cua – Thủy, Trứng gà hoặc trứng vịt – Thiên) là không thể thiếu.
Bài văn khấn phá dỡ nhà cũ
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Quan Đương niên.
Con kính lạy các Tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:…. năm nay….(số tuổi) tuổi. (Đọc đủ họ và tên, tuổi của vợ chồng hoặc cả con cái nếu đứng tên sổ đỏ cả gia đình).
Ngụ tại:…… (đọc tên địa chỉ đầy đủ số nhà, thôn xóm, đường phố, phường, huyện, tỉnh, Việt Nam, Đông Dương).
Hôm nay là ngày…. tháng… năm (tức ngày… âm lịch), tín chủ con thành tâm sắm lễ hương hoa trả quả, quả cau lá trầu, tỏ lòng thành kính thắp nén hương dâng lên trước án.
Tín chủ con lòng thành cung thỉnh: các vị Hoàng thiên, Hậu thổ, Ngài Thành Hoàng, Ngài Thổ Thần, Ngài Thổ Địa, Ngài Táo Quân, Ngài Thần Môn, Thần Hộ, Ngài Hà Bá, Ngài Thần Tài, các Ngài khuất mặt cai quản gia trạch, các vị Tôn thần cai quản các loại thợ và công nhân.
Cầu các ngài phù trợ độ trì cho tín chủ chúng con là …., chủ thầu, thợ cả, thợ bạn, công nhân (đọc tên đơn vị thi công phá dỡ nhà cũ) được an toàn khỏe mạnh, hoàn thành phá dỡ nhà cũ suôn sẻ, thuận lợi, không gặp bất trắc gì.
Đồng thời, tín chủ con tỏ lòng thành kính dâng mâm cúng phá dỡ nhà này để tỏ lòng biết ơn sự chiếu cố của quý ngài. Tín chủ con lòng thành kính đồng lai phối hưởng. Hoàn lễ, tín chủ con kính mời quý ngài quy hồi bổn sở.
Nam mô A Di Đà Phật! (đọc 3 lần).
Cách cúng phá dỡ nhà cũ
Điều quan trọng nhất trong cách cúng tháo dỡ nhà cũ đó chính là chọn được ngày giờ tốt. Thông thường, để cho chính xác và hợp phong thủy, tránh phạm phải những điều không hay thì gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem ngày giờ cúng cho đúng. Qúy gia chủ tuyệt đối không được xem một cách tùy tiện.
Cách cúng tháo dỡ nhà cũ cụ thể như sau:
- Bàn đặt mâm cúng ở chính giữa, trung tâm của ngôi nhà. Lễ vật được sắp xếp một cách chỉnh chu nhất, trang trọng nhất.
- Thắp hương, khấn vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào bàn lễ cúng, đọc to bài cúng.
- Sau khi nhang đã tàn, gia chủ xin phép các vị thần hạ lễ, hóa vàng vàng mã và tờ giấy văn khấn (nếu có). Gia chủ trộn muối và gạo chung với nhau vãi ra xung quanh ngôi nhà.
- Sau khi cúng xong, dựa trên giờ đẹp mà thầy phong thủy đã xem thì dùng cuốc xúc nhát đất đầu tiên.