Thờ cúng ông Táo là một phong tục đã có từ lâu đời của người Việt Nam. Là tín ngưỡng văn hoá, truyền thống dân gian với ý nghĩa tốt đẹp cần phải gìn giữ. Theo quan niệm của người xưa, Táo quân là vị thần có nhiệm vụ ghi chép công tội, điểm tốt xấu của mọi người trong gia đình.

Đến ngày 23 tháng chạp hàng năm, Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng. Truyền thống thờ cúng ông Táo còn mang ý nghĩa là dịp để gia đình cầu mong sức khoẻ, bình an. Hy vọng mỗi năm đều ấm no và hạnh phúc cùng nhau. Nên khi về ở nhà mới, gia chủ nên lập bàn thờ cho ông Táo.

Trong nghi thức cúng thờ ông táo, văn khấn rước ông táo về nhà mới và an vị tượng rất quan trọng. Bài văn phải chuẩn xác, thành tâm thì mới mang lại phong thuỷ tâm linh tốt. Ngài táo có thể thấu hiểu được mong muốn và những lời cầu của gia chủ. Phù hộ cho gia chủ luôn bình an và suôn sẻ trong mọi việc.

Chuẩn bị

Ngoài chuẩn bị văn khấn rước ông táo về nhà mới thành tâm, bạn cần phải tìm hiểu về thủ tục cúng rước ông táo. Đây là nghi thức rất quan trọng, sự chuẩn bị chu đáo sẽ mang lại điều tốt cho gia đình gia chủ.

Trước tiên, gia chủ phải chọn ngày lành giờ tốt và phù hợp với mệnh của mình để dọn đến nhà mới. Gợi ý, giờ hoàng đạo các ngày đẹp là giờ tốt để làm lễ nhập trạch. Bạn có thể tham khảo ý của chuyên gia phong thuỷ để xác định được giờ hoàng đạo.

Lưu ý, nghi thức rước bàn thờ ông táo về nhà mới phải do gia chủ tự tay mình cầm bài cúng đến. Phải rước đủ cả bài cúng Gia thần, tổ tiên và ông Táo. Những người còn lại trong gia đình sẽ đi sau và cầm theo tiền lẻ đến nhà mới.

Khi vừa bước vào nhà, gia đình phải mang theo đầy đủ vật dụng ngủ nghỉ vào trước. Sau đó, mang bếp lửa hoặc bếp gas vào, ý nghĩa là thắp sáng cho ngôi nhà. Mang lại may mắn, ấm no cho gia đình trong cuộc sống về sau.

Bàn thờ ông táo phải được sắp xếp và trang trí đẹp, hợp phong thuỷ gia chủ. Người chủ nhà sẽ thắp hương và đọc văn khấn ông táo về nhà mới. Sau đó, tự tay khai bếp bằng việc đun nước pha trà dâng thần. Để cầu cuộc sống ấm no, sung túc và hạnh phúc.

Mâm lễ

Mâm lễ lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên không thể thiếu những vật phẩm dưới đây:

Văn khấn

Theo các chuyên gia phong thuỷ, văn khấn rước ông táo về nhà mới phải thành tâm sẽ hiệu nghiệm. Lễ cúng và đọc văn khấn sẽ do gia chủ tự mình thực hiện. Tham khảo theo nội dung văn khấn ông táo về nhà mới sau:

Nam mô a di Đà Phật,

Nam mô a di Đà Phật,

Nam mô a di Đà Phật

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy ngài Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân. Mời ngài giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Hôm nay là ngày… tháng… năm… (theo ngày Âm lịch).

Gia đình chúng con mới chuyển đến đây là:…. (tên gia chủ và địa chỉ nhà).

Chúng con thành tâm sắm mâm lễ có quả cau lá trầu, hương hoa trà quả. Thắp nén tâm hương, tín chủ con thành tâm kính bái, kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Nhờ hồng phúc của tổ tiên, thần linh linh thiêng phù trì, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.

Gia đình con lễ bạn thành tâm, kính lễ cầu xin. Mong Tôn thần phù hộ độ trì gia đình chúng con. Già trẻ, gái trai sức khoẻ dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Nam mô a di Đà Phật,

Nam mô a di Đà Phật.