Hạ thủy là một khái niệm chỉ trường hợp một ngôi nhà phạm phải thế song tinh đáo hướng. Đây là một thế nhà xấu trong phong thủy theo Huyền Không phi tinh.

Hạ thủy là gì

Một ngôi nhà bị phạm hạ thủy khi sao chủ vận (sao đương vận) tập trung ở cả vị trí chủ sơn và chủ hướng ở cung hướng trong đồ bàn phi tinh tiểu vận. Hay còn gọi là “Song tinh đáo hướng”. Đây là trường hợp ngược lại của thế nhà phạm Thượng sơn.

Xem thêm bài “Song tinh hội hướng: Vượng hướng không vượng sơn, vượng tài không vượng đinh

Thế nhà sơn Tý hướng Ngọ phạm Hạ thủy (song tinh đáo hướng)
Thế nhà sơn Tý hướng Ngọ phạm Hạ thủy (song tinh đáo hướng)

Như trên đồ hình nhà ở hình trên, có thể thấy sao chủ vận là sao Bát Bạch (sao số 8). Khi tiến hành phi tinh tiểu vận theo chiều thuận, sao Bát Bạch tập trung cả ở cung hướng (cung Ly phía Nam). Tức là cả vị trí sao chủ sơn và sao chủ hướng ở cung Ly đều là sao Bát Bạch. Như vậy nhà này đã bị phạm phải Hạ thủy.

Nhà phạm hạ thủy có tác hại gì

Theo phong thủy Huyền không phi tinh, thế nhà phạm hạ thủy là thế nhà chủ về tài (tài lộc). Tức là sẽ có lợi về tài (tài lộc, tiền bạc, công danh, sự nghiệp…) của những người sống trong nhà. Nhưng ngược lại, về nhân đinh (nhân mạng, thọ yểu, sức khỏe…) lại bị ảnh hưởng. Nên thế nhà này còn bị gọi là “lợi tài tổn đinh”.

Cách hóa giải thế nhà phạm hạ thủy

Khi căn nhà phạm phải hạ thủy, thì tức là long hướng hồi hướng. Ở phía trước nhà (cung hướng) quá vượng Thủy mà lại thiệt Sơn. Nên để cân bằng, cần phải bổ sung Sơn. Giúp cho Sơn Thủy cân bằng trở lại.

Hóa giải bằng thực sơn

Nếu ở trước nhà mà có ngọn núi, hoặc quả đồi, thì đó là “thực sơn”. Tính chất hóa giải của thực sơn là mạnh nhất. Lúc này có thể nói thế nhà đã tự động được hóa giải.

Ở đô thị, tòa nhà cao tầng ở trước nhà cũng có thể coi là một dạng “sơn”. Nên nếu trước nhà mà có nhà cao tầng (dạng nhà chung cư, cao ốc) thì nhà đó cũng được hóa giải về Hạ thủy, tuy không mạnh bằng.

Hóa giải bằng hư sơn

Nếu tất cả các yếu tố trên đều không có, thì phải tạo ra “hư sơn”. Tính chất hóa giải của “hư sơn” so với “thực sơn” thì yếu hơn, nhưng vẫn nên làm, vì “có còn hơn không”. Hư sơn là các loại “sơn” tượng trưng, như các hình thức dưới đây: