Trong chúng ta, hẳn ai cũng từng nghe nói đến Ngũ Hành. Nhưng không phải ai cũng thực sự hiểu Ngũ Hành là gì?
[author]
Ngũ Hành là gì
Hẳn nhiên hình ảnh dưới đây (5 củ hành) không phải là Ngũ Hành rồi. Đây chỉ là hình ảnh cho vui thôi. Nhưng tôi e rằng, có nhiều người khi nghe Ngũ Hành có thể hình dung trong đầu đến loại rau này.
Ngũ là năm. Hành là một loại vật chất. Trong tiếng Anh người ta dùng từ Element. Tôi nghĩ Element có vẻ nghe dễ hiểu hơn (với người nước ngoài).
Theo thuyết phong thủy, toàn bộ các vật chất trong vũ trụ đều được cấu thành từ 5 loại vật chất cơ bản ban đầu. Gọi là Ngũ Hành. Bao gồm:
- Hành Kim: tức là sắt thép, vàng, hay kim loại nói chung.
- Hành Thủy: tức là nước, biển, đại dương.
- Hành Mộc: tức là gỗ, là cây, rừng.
- Hành Hỏa: tức là lửa, cái nóng, mặt trời.
- Hành Thổ: tức là đất, đồi núi, trái đất.
Sở dĩ khái niệm Ngũ hành rất quan trọng vì người xưa cho rằng, mọi thứ trong trời đất đều cấu tạo bởi hành này. Ví dụ như trong cơ thể chúng ta thì 5 cơ quan tối quan trọng là:
- Tâm (trái tim): thuộc hành Hỏa
- Can (lá gan): thuộc hành Mộc
- Tỳ (lá lách): thuộc hành Thổ
- Phế (phế quản): thuộc hành Kim
- Thận (hai quả thận): thuộc hành Thủy
Tham khảo bài viết về ngũ hành ứng dụng trong Đông Y của Tổng hội Y học Việt Nam
Sự tương tác của Ngũ Hành
Ngũ hành không đứng riêng biệt, độc lập. Mà giữa chúng luôn có sự tác động qua lại với nhau. Như trong nguyên tử thì có các hạt electron chuyển động không ngừng và va đập với nhau.
Sự tương tác giữa các hành trong Ngũ hành được chia làm hai loại: tương sinh và tương khắc.
Quan hệ Ngũ Hành tương sinh
Quan hệ tương sinh nghĩa là hai hành có tác động bổ trợ nhau, sinh ra, chuyển hóa cho nhau.
Ta có: Kim sinh Thủy. Thủy sinh Mộc. Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ lại sinh Kim. Tạo thành một vòng tròn khép kín, gọi là vòng tương sinh của Ngũ hành. Đây cũng chính là ý nghĩa của định luật bảo toàn: năng lượng không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Ý nghĩa của vòng tương sinh:
- Kim sinh Thủy: sắt thép có thể chế ra dụng cụ đào giếng, tìm ra mạch nước.
- Thủy sinh Mộc: nước có thể nuôi dưỡng cây cối phát triển.
- Mộc sinh Hỏa: củi có thể cho vào bếp để duy trì lửa của bếp.
- Hỏa sinh Thổ: lửa có thể dùng để tạo ra gốm sứ qua quá trình nung.
- Thổ sinh Kim: trong lòng đất có thể khai khoáng ra các mỏ kim loại.
Có thể thấy ở hình sau, vòng Ngũ hành tương sinh chính là vòng tròn bên ngoài.
Quan hệ Ngũ Hành tương khắc
Khi tương tác với nhau, bên cạnh mối quan hệ tương sinh, còn có mối quan hệ tương khắc. Tương khắc nghĩa là triệt tiêu nhau, tiêu diệt nhau, cản trở nhau. Ở hình trên có thể thấy quan hệ tương khắc chính là hình ngôi sao bên trong.
Ta có: Kim khắc Mộc. Mộc khắc Thổ. Thổ khắc Thủy. Thủy khắc Hỏa. Hỏa lại khắc Kim.
Ý nghĩa của vòng tương khắc:
- Kim khắc Mộc: như dùng các đồ kim loại có thể đốn hạ, chặt các cây rừng.
- Mộc khắc Thổ: cây cối mọc lên, rễ lan vào lòng đất, có thể kìm giữ đất, tránh được việc sạt lở.
- Thổ khắc Thủy: đắp đê có thể ngăn không cho lũ lụt, sóng thần tràn vào bờ.
- Thủy khắc Hỏa: nước có thể dập tắt được lửa, hỏa hoạn.
- Hỏa khắc Kim: lửa có thể nung chảy được sắt thép, kim loại.
Ứng dụng ngũ hành trong cuộc sống
Như trên đã nói, ngũ hành xuất hiện ở mọi nơi mọi chỗ, cấu thành nên vạn vật. Trong bảng sau có tổng kết rõ:
Hành |
Mộc |
Hỏa |
Thổ |
Kim |
Thủy |
Phát âm |
Âm lợi |
Âm lưỡi |
Âm họng |
Âm răng |
Âm môi |
Con số |
1,2 |
3,4 |
5,6 |
7,8 |
9,0 |
Con số 2 |
3, 8 |
2, 7 |
5, 10 |
4, 9 |
1, 6 |
Vật chất |
Gỗ, cây |
Lửa |
Đất |
Kim loại |
Nước |
Màu sắc |
Xanh lục |
Đỏ, cam |
Vàng, nâu |
Trắng, xám |
Đen, lam |
Mã màu |
#ECFFEC |
#FFECD9 |
#FFFFD2 |
#F3F3F3 |
#DDEEFF |
Hình |
Chữ nhật |
Tam giác |
Vuông |
Tròn |
Lượn sóng |
Thái độ |
Hy vọng |
Nhiệt tình |
Bình thản |
Lạc quan |
Sợ hãi |
Vật liệu |
Gỗ, giấy |
Nhựa |
Gạch, đá, đất |
Kim loại |
Kính, thuỷ tinh |
Số Hà Đồ |
3 |
2 |
5 |
4 |
1 |
Cửu Cung |
3,4 |
9 |
5,8,2 |
7,6 |
1 |
Thời gian |
Rạng sáng |
Giữa trưa |
Chiều |
Tối |
Nửa đêm |
Năng lượng |
Nảy sinh |
Mở rộng |
Cân bằng |
Thu nhỏ |
Bảo tồn |
Phương |
Đông |
Nam |
Trung tâm |
Tây |
Bắc |
Bốn mùa |
Xuân |
Hạ |
Chuyển mùa |
Thu |
Đông |
Thời tiết |
Gió (ấm) |
Nóng |
Ẩm |
Mát (sương) |
Lạnh |
Thế đất |
Dài |
Nhọn |
Vuông |
Tròn |
Ngoằn ngèo |
Trạng thái |
Sinh |
Trưởng |
Hóa |
Thâu |
Tàng |
Vật biểu |
Thanh Long |
Chu Tước |
Kỳ Lân |
Bạch Hổ |
Huyền Vũ |
Mùi vị |
Chua |
Đắng |
Ngọt |
Cay |
Mặn |
Cơ thể |
Gân |
Mạch |
Thịt |
Da lông |
Xương tuỷ |
Ngũ tạng |
Can (gan) |
Tâm (tim) |
Tỳ (hệ tiêu hoá) |
Phế (phổi) |
Thận |
Lục phủ |
Đởm |
Tiểu trường |
Vị |
Đại trường |
Bàng quang |
Ngũ khiếu |
Mắt |
Lưỡi |
Miệng |
Mũi |
Tai |
Ngũ tân |
Bùn phân |
Mồ hôi |
Nước dãi |
Nước mắt |
Nước tiểu |
Ngũ đức |
Nhân |
Lễ |
Tín |
Nghĩa |
Trí |
Xúc cảm |
Giận |
Mừng |
Lo |
Buồn |
Sợ |
Giọng |
Ca |
Cười |
Khóc |
Nói |
Rên |
Thú nuôi |
Chó |
Dê/Cừu |
Trâu/Bò |
Gà |
Heo |
Hoa quả |
Mận |
Mơ |
Táo tàu |
Đào |
Hạt dẻ |
Ngũ cốc |
Lúa mì |
Đậu |
Gạo |
Ngô |
Hạt kê |
Thập can |
Giáp, Ất |
Bính, Đinh |
Mậu, Kỷ |
Canh, Tân |
Nhâm, Quý |
Nốt nhạc |
Mi |
Son |
Đô |
Rê |
La |
Thiên văn |
Mộc Tinh |
Hỏa Tinh |
Thổ Tinh |
Kim Tinh |
Thủy Tinh |
Xem thêm: Chọn nghề nghiệp theo ngũ hành sinh khắc.
[author]