BÌNH GIẢI PHONG THỦY
Thông tin về Trạch Mệnh
Thông tin về Mệnh
Nam mệnh
- Sinh vào ngày: 3/11/1989
- Sinh giờ: Kỷ Dậu (17-19h)
- Nhằm ngày âm lịch: Ngày 6 tháng 10 năm Kỷ Tị (Ngày Đinh Mão, tháng Ất Hợi, năm Kỷ Tị)
- Tháng sinh (âm lịch) là tháng 10, nhưng thực tế ngày 6 tháng 10 vẫn đang ở tiết Sương giáng, là tiết thuộc tháng 9, nên phải coi tháng sinh là tháng 9.
Vậy ngày sinh âm lịch quy đổi theo lịch tiết khí, và được sử dụng để tính toán trong các khoa Tử vi, Bát tự, Phong thủy sẽ là (lưu ý: lịch tiết khí chỉ sử dụng trong các khoa lý số này, còn ngày âm bình thường để tính tuổi vẫn tính theo ngày âm lịch gốc – xem giải thích chi tiết tại đây):
Ngày 6 tháng 9 năm Kỷ Tị (Ngày Đinh Mão, tháng Giáp Tuất, năm Kỷ Tị) - Hành bản mệnh: Mộc (Đại Lâm Mộc)
- Quẻ mệnh: Khôn Thổ, thuộc Tây Tứ mệnh
- Là tuổi: Âm Nam
- Vận dụng nguyên cục ngũ hành: Giờ Kỷ Dậu, ngày Đinh Mão, tháng Giáp Tuất, năm Kỷ Tị
- Phân tích Tứ Trụ Mệnh theo Nguyên Cục Ngũ Hành: Kim (36), Thủy (0), Mộc (9), Hỏa (108), Thổ (129)
- Phân tích Tứ Trụ Mệnh theo Nguyên Cục Âm Dương: Âm (13), Dương (10)
Thông tin về Trạch
Dương Trạch
- Hướng 23° Đông Bắc – Lập Kiêm hướng
- Tọa Mùi hướng Sửu
- Hướng Đông Bắc, thuộc Tây Tứ trạch
- Nhập trạch năm 2024 (Giáp Thìn): Tiểu vận 9, đại vận 3, thuộc Hạ Nguyên
- Các hướng tốt: Đông Bắc, Tây Nam, Tây, Tây Bắc
- Các hướng bình: Bắc, Đông, Đông Nam
- Các hướng xấu: Nam
☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎
Đồ hình bát quái
☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎
Sự thay đổi vận và ảnh hưởng tới ngôi nhà
- Trước hết, phải nói rõ để anh/chị hiểu rằng, phong thủy không phải là bất biến. Mà nó sẽ thay đổi theo thời gian. Cũng như khi xem tử vi, cuộc đời con người chia ra làm nhiều đại vận. Mỗi đại vận sẽ có sự khác nhau. Có vận thì tốt, có vận thì xấu. Điều này lý giải cho thấy đa phần mọi người trong suốt cuộc đời đều có lúc sướng, lúc khổ, lúc sang, lúc hèn. Không ai sướng cả đời, khổ cả đời hết.
- Đối với căn nhà cũng như vậy, nó sẽ thay đổi theo các vận. Mỗi vận của nhà kéo dài 20 năm. Nhưng nó không tính từ lúc xây ngôi nhà, mà các vận của nhà được thay đổi dựa theo sự dịch chuyển của các chòm sao trong vũ trụ. Điều này được phản ánh thông qua các nghiên cứu của Thiên văn học.
- Có tất cả 9 vận của ngôi nhà bao gồm: vận 1, vận 2, vận 3,…, vận 8, vận 9. Hết vận 9 lại quay trở lại vận 1 của chu kỳ tiếp theo.
- Hiện tại chúng ta đang ở vào vận 8. Vận này bắt đầu từ năm 2004 đến hết năm 2023. Sang đến năm 2024 thì sẽ sang vận 9. Vận 9 lại kéo dài 20 năm, từ 2024 đến hết năm 2043. Đến 2044 thì là vận 1 của chu kỳ tiếp theo.
- Vì tính phong thủy cho 1 căn nhà phải căn cứ vào thời điểm nhập trạch, hiện tại đang làm năm 2023 nhưng nhà chưa được xây dựng, nên sẽ tính nhập trạch vào 2024 (nếu nhập trạch 2025 cũng không có khác biệt nhiều).
- Mỗi vận các sao trên bầu trời sẽ dịch chuyển theo một thứ tự khác nhau, nên ngôi nhà sẽ chịu tác động khác nhau. Có vận vượng, vận suy. Có vận thì phạm vấn đề này, vận khác lại phạm vấn đề khác. Cho nên cứ mỗi khi đổi vận, ta lại phải đối chiếu lại về mặt phong thủy để thay đổi lại bố cục, không gian, màu sắc nhà cho phù hợp. Chứ không phải cứ giữ nguyên bất biến được mãi.
Phân tích hướng nhà
- Nhà tọa Mùi hướng Sửu, cung hướng nhà là cung Sinh Khí. Nói cách khác người thuộc Tây tứ mệnh, nhà thuộc Tây tứ trạch, là Mệnh Trạch hợp nhất, hòa hợp với nhau. Cung Sinh Khí lại là cung tốt nhất trong bát cung thuộc Bát du niên của phong thủy Bát trạch.
- Hướng Sửu trong vòng 24 sao Phúc Đức thì ứng với sao Hoan Lạc, cũng là một sao tốt.
- Tuy nhiên, về mặt phi tinh huyền không thì hướng nhà lại không tốt. Cụ thể, trong vận 9 hạ nguyên, ở cung hướng của nhà (cung Cấn Thổ thuộc hướng Đông Bắc) thì cặp sao sơn – hướng là sao Tam Bích và sao Tứ Lục. Trong vận 9, hai sao này đồng là Tử khí, mang lại những điềm không tốt vào nhà. Cặp sao này đều thuộc Mộc, nên để hóa giải thì ở cung hướng phía trước nhà phải có Hỏa hoặc Kim, vì Mộc sinh Hỏa sẽ làm giảm bớt khí xấu của 2 sao, còn Kim thì khắc Mộc sẽ triệt tiêu bớt khí xấu. Trong 2 cách thì nên chọn Hỏa hơn, vì các nhà phong thủy xưa khuyên rằng nên dùng sinh xuất hơn là khắc nhập. Vì lẽ đó, ở sân trước nhà, và mặt trước nhà nên dùng hành Hỏa. Có thể trồng một số loại cây cảnh có hoa hay quả màu đỏ, như hoa giấy hồng, ớt,… Nên sơn tường mặt tiền nhà màu hồng hoặc cam tượng trưng cho hành Hỏa. Gạch lát sân cũng nên dùng gạch màu hồng, đỏ (gạch gốm Hạ Long có màu đỏ rất phù hợp). Cổng ở phía mặt trước có thể làm bằng kim loại với các đầu nhọn đưa lên (đầu nhọn cũng tượng trưng cho hành Hỏa). Việc phối hợp đồng thời các biện pháp sẽ tạo ra đủ hành Hỏa giúp khống chế Mộc khí có hại từ Tam Bích và Tứ Lục.
Phân tích bố cục nhà
Với bố cục nhà như thế này, thì tôi thấy rằng các phòng đều bị bố trí ngược. Nên lật ngược lại mặt bằng như ảnh dưới đây sẽ tốt hơn. Vì khi đó:
- Cầu thang sẽ nằm ở các cung Tây – Tây Bắc đều là các cung tốt theo mệnh tuổi gia chủ. Lưu ý rằng, trong phong thủy, cầu thang được ví với Thanh Long (rồng xanh), là con rồng cuộn mình lên cao, đưa sinh khí từ tầng 1 dọc lên các tầng trên. Các phòng ở trên lầu có nhận được khí tốt hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào cầu thang. Vì bản chất khí vào nhà đều phải qua chính môn (cửa chính). Nếu đặt cầu thang ở vị trí như bản vẽ ban đầu thì sẽ nằm trên các cung hướng Đông – Đông Nam (là các cung Họa Hại, Ngũ Quỷ rất xấu).
- Cung Tây Bắc là cung Diên Niên (cung tốt), lại có sao Nhị Hắc phi tinh tới hướng. Sao Nhị hắc trong vận 9 là sao sinh khí, rất tốt. Tây Bắc lại là cung Quý nhân, nên có thể nói cung này chính là cung phát tài của nhà. Nếu theo thiết kế cũ, đặt bếp ở đó thì lửa của bếp sẽ hủy hoại hoàn toàn cát khí của hướng này. Tây Bắc bản chất thuộc Kim nên khi gặp Hỏa của bếp sẽ ngay lập tức tàn rụi. Cần biết rằng, lửa của bếp trong phong thủy coi là Dương Hỏa, một loại chân hỏa có tác dụng thiêu đốt rất mạnh, nên chỉ được đặt bếp ở cung xấu, không được đặt ở cung tốt.
- Để cung Càn (hướng Tây Bắc) phát huy được tốt nhất vượng khí của nó, thì cần chuyển ngược lại mặt bằng như hình dưới. Lúc này cung Tây Bắc sẽ tiếp khí tốt lành cho cầu thang, luân chuyển luồng khí tốt lành này đến toàn bộ các tầng nhà. Nếu được, nên làm một bể tiểu cảnh ở dưới gầm thang. Bể này tượng trưng cho hành Thủy, mà Thủy là nơi tích tụ được sinh khí, giúp cho khí từ hướng Càn không bị thất thoát đi. Có thể nuôi cá vàng ở đây (5 con cá vàng 1 con cá đen là 6 con ứng với hành Kim thuộc hướng Càn – con cá đen sẽ gánh các tai nạn rủi ro trong khi các con cá vàng mang tính phát lộc). Nếu không muốn nuôi cá thì thôi cũng không sao, có bể nước là tốt rồi. Còn kể cả không có bể nước thì chỗ đó cứ để trống ra, thông thoáng, cũng là tốt.
- Bếp nấu: Như đã nói ở trên, nếu theo bản vẽ gốc thì bếp đặt đè lên cung Càn là rất xấu. Nên chuyển bếp sang phía đối diện bằng cách lật ngược mặt bằng lại. Lúc này, bếp nằm ở hướng Chấn (Đông) ứng với cung Họa Hại là cung xấu. Theo Huyền Không, hướng này cũng có các sao Bát bạch phi tinh tới cả sơn vị và hướng vị. Trong vận 9, sao Bát bạch là thoái khí (xấu). Do đó, hướng Đông có thể nói là hướng xấu nhất của nhà. Việc đặt bếp ở đây sẽ giúp hóa giải, vì như đã nói, lửa của bếp thuộc Dương hỏa có tác dụng hóa sát rất mạnh. Hướng của bếp đặt như vậy sẽ quay về phía Tây Bắc cũng là hướng tốt. Tuy nhiên, nên đặt bếp dịch ra một chút, đừng để cầu thang đi xuống hướng thẳng vào bếp (hoặc chỉnh hướng cầu thang phía bên dưới hơi rẽ ra phía phòng khách cũng được).
- Phòng khách: riêng với phòng khách thì nếu đặt theo bản vẽ ban đầu thì sẽ tốt hơn. Tức là vẫn để ở hướng Đông Bắc. Còn nếu chuyển sang phía đối diện cùng với cầu thang và bếp thì phòng khách sẽ sang hướng Bắc, không tốt bằng. Tuy nhiên độ chênh lệch giữa 2 hướng này là không nhiều, vì Bắc thuộc Tuyệt Mệnh nhưng lại có sao Nhất Bạch chủ sơn là cát khí nên cũng bù lại. Nên gia chủ có thể cân đối, nếu giữ nguyên được phòng khách theo thiết kế ban đầu (mà vẫn đảo ngược bếp và cầu thang) thì tốt nhất, còn nếu không thì cứ đảo phòng khách qua phía đối diện cũng được. Nếu quyết định chuyển chỗ phòng khách thì chú ý đặt 1 cây đá thạch anh có màu xanh lục trong phòng khách. Vì thạch anh có tác dụng hóa giải hung khí rất tốt. Cây thuộc Mộc cũng loại bớt hung khí thuộc Thủy (do Thủy sinh Mộc).
- Phòng ngủ: cũng nên đảo ngược sang vị trí đối diện (giống như với cầu thang và bếp). Vì nếu theo thiết kế ban đầu, giường ngủ tọa hướng Nam, đầu quay về hướng Đông Nam. Hướng Nam là hướng Lục Sát (xấu), đầu quay về Đông Nam là hướng Ngũ Quỷ (cũng xấu). Giường đặt như vậy gọi là tọa hung hướng hung, thực sự không tốt. Khi đảo cả phòng ngủ về phía đối diện (như hình trên), thì giường sẽ nằm ở hướng Tây Nam. Đây là cung Phục Vị rất tốt. Trong tất cả các cung tốt của Bát du niên phong thủy, thì cung Phục Vị chính là cung phù hợp nhất để đặt phòng ngủ, giường ngủ, vì Phục Vị chính là đại diện cho chủ nhà. Sau khi đảo chỗ thì hành lang và nhà vệ sinh sẽ chuyển qua phía Nam là hướng Lục Sát. Vệ sinh đặt như vậy cũng chính là hóa giải luôn hướng Lục sát, một công đôi việc.
- Bàn thờ ở tầng 3: Nếu như theo thiết kế ban đầu thì đặt bàn thờ như vậy cũng là hợp vị (nhưng không hợp hướng). Gọi là tọa cát hướng hung. Trong khi bàn thờ phải tọa cát hướng cát mới đúng. Tuy nhiên, nếu đã chọn phương án đảo ngược lại vị trí cầu thang, thì bàn thờ sẽ bị xoay sang phía ngược lại. Lúc này bàn thờ lại trở thành tọa hung hướng cát. Như vậy sẽ càng xấu hơn, vì trong phong thùy thì tọa vị quan trọng hơn hướng (nhất vị nhị hướng). Việc đặt bàn thờ ở hướng xấu sẽ mang đến các điềm không lành. Hơn nữa, bàn thờ cũng không nên đặt cô độc ngoài hành lang như vậy, vì đó là nơi cầu thang đi lại, khí luân chuyển liên tục, không phù hợp với tính Tĩnh của bàn thờ. Nên lời khuyên của tôi là nên xây một gian phòng nhỏ ở phía sau nhà, thuộc cung Tây Nam (thẳng phía trên gian ngủ chính) để làm riêng mục đích thờ phụng. Gian này chỉ cần rộng chừng 4 m2, cao tầm 2,5 m là được. Hiện nay nhiều nhà đều xây như vậy cho tiện việc thờ phụng. Đặt ban thờ trong phòng đó và quay mặt ban thờ về phía trước nhà. Như vậy sẽ được tọa cát hướng cát. Bàn thờ ở trong không gian kín cũng tốt hơn.