BÌNH GIẢI PHONG THỦY
Thông tin về Trạch Mệnh
Thông tin về Mệnh
Nam mệnh
- Ngày sinh: 13/6/1976
- Sinh giờ: Tân Mão (5-7h)
- Nhằm ngày âm lịch: Ngày 16 tháng 5 năm Bính Thìn
- Hành bản mệnh: Thổ (Sa Trung Thổ)
- Mệnh quái: Càn Kim, thuộc Tây Tứ mệnh
- Ứng với tuổi: Dương Nam
- Tứ trụ mệnh: Giờ Tân Mão, ngày Bính Thân, tháng Giáp Ngọ, năm Bính Thìn
- Phân tích Tứ Trụ Mệnh theo Nguyên Cục Ngũ Hành: Kim (43), Thủy (6), Mộc (69), Hỏa (183), Thổ (42)
- Phân tích Tứ Trụ Mệnh theo Nguyên Cục Âm Dương: Âm (12), Dương (14)
Thông tin về Trạch
Dương Trạch
- Hướng 258° Tây – Lập Chính hướng
- Tọa Giáp hướng Canh
- Hướng Tây, thuộc Tây Tứ trạch
- Nhập trạch năm 2024 (Nhâm Tuất): Tiểu vận 9, đại vận 3, thuộc Hạ Nguyên
- Các hướng tốt: Đông Bắc, Tây, Tây Bắc
- Các hướng bình: Nam, Tây Nam
- Các hướng xấu: Bắc, Đông, Đông Nam
☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎
Đồ hình bát quái
Đồ hình vận 9 (từ 2024 đến hết 2043)
☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎
Thuyết minh phong thủy
Sự thay đổi vận và ảnh hưởng tới ngôi nhà
- Trước hết, phải nói rõ để anh/chị hiểu rằng, phong thủy không phải là bất biến. Mà nó sẽ thay đổi theo thời gian. Cũng như khi xem tử vi, cuộc đời con người chia ra làm nhiều đại vận. Mỗi đại vận sẽ có sự khác nhau. Có vận thì tốt, có vận thì xấu. Điều này lý giải cho thấy đa phần mọi người trong suốt cuộc đời đều có lúc sướng, lúc khổ, lúc sang, lúc hèn. Không ai sướng cả đời, khổ cả đời hết.
- Đối với căn nhà cũng như vậy, nó sẽ thay đổi theo các vận. Mỗi vận của nhà kéo dài 20 năm. Nhưng nó không tính từ lúc xây ngôi nhà, mà các vận của nhà được thay đổi dựa theo sự dịch chuyển của các chòm sao trong vũ trụ. Điều này được phản ánh thông qua các nghiên cứu của Thiên văn học.
- Có tất cả 9 vận của ngôi nhà bao gồm: vận 1, vận 2, vận 3,…, vận 8, vận 9. Hết vận 9 lại quay trở lại vận 1 của chu kỳ tiếp theo.
- Hiện tại chúng ta đang ở vào vận 8. Vận này bắt đầu từ năm 2004 đến hết năm 2023. Sang đến năm 2024 thì sẽ sang vận 9. Vận 9 lại kéo dài 20 năm, từ 2024 đến hết năm 2043. Đến 2044 thì là vận 1 của chu kỳ tiếp theo.
- Mỗi vận các sao trên bầu trời sẽ dịch chuyển theo một thứ tự khác nhau, nên ngôi nhà sẽ chịu tác động khác nhau. Có vận vượng, vận suy. Có vận thì phạm vấn đề này, vận khác lại phạm vấn đề khác. Cho nên cứ mỗi khi đổi vận, ta lại phải đối chiếu lại về mặt phong thủy để thay đổi lại bố cục, không gian, màu sắc nhà cho phù hợp. Chứ không phải cứ giữ nguyên bất biến được mãi.
- Do khu nhà này khởi công xây dựng giữa năm 2022, dự kiến hoàn thành và đi vào sử dụng phải trong 2023, tức là đã đến cuối thời kỳ vận 8, chuẩn bị chuyển sang vận 9 hạ nguyên, nên chúng tôi sẽ chỉ phân tích dựa vào vận 9 mà bỏ qua vận 8.
Lập đồ bàn nhà trong vận 9 (từ 2024 đến hết 2043)
- Trước hết xin nói qua về xác định tọa hướng. Theo thông tin cung cấp của gia chủ về hướng đất thì xác định rơi vào khoảng 160 – 162 độ Tây. Trong khi tôi kiểm tra lại trên bản đồ vệ tinh (Google Map) thì kết quả lại cho thấy khu đất nằm ở hướng 14 độ lệch Tây, nghĩa là (270 – 14) = 156 độ Tây. Cả 2 phương pháp định hướng này đều có thể có xác suất sai, nên tôi lấy giá trị trung bình, tức là lập hướng 258 độ Tây.
- Từ đó ta có được đồ hình phân cung lập trạch khu đất như ảnh dưới đây:
Cổng vào
- Với sơ đồ phân cung lập hướng như trên, có thể thấy cổng chỉ có thể dịch chuyển thuộc 2 hướng Tây và Tây Nam. Ở hướng Tây thì sẽ thuộc 1 trong 2 sơn hướng là Canh hoặc Dậu. Ở Tây Nam thì thuộc sơn Thân.
- So sánh hai hướng Tây và Tây Nam thì cả 2 hướng này đều thuộc hướng Tây Tứ, đều là cát du niên. Cụ thể, Tây thuộc cung Sinh khí, Tây Nam thuộc cung Diên Niên. Tuy nhiên, nếu xem các sao Huyền không phi tinh thì ở hướng Tây có sao Cửu tử phi tinh tới hướng, trong khi ở hướng Tây Nam thì là sao Ngũ hoàng đại sát. Do đó, cổng đặt ở hướng Tây sẽ tốt hơn.
- Trong hướng Tây có 2 sơn vị có thể đặt cổng là sơn Canh và sơn Dậu. Thì thấy, sơn Canh ứng với sao Xương Dâm (xấu), sơn Dậu ứng với sao Thân Nhân (tốt). Do đó đặt cổng vào sơn Dậu là phù hợp nhất.
- Kết luận: Giữ nguyên cổng như vị trí hiện tại trên bản vẽ.
Hồ cá
- Hồ cá vốn thuộc Thủy. Thủy trong phong thủy là nơi tích tụ sinh khí, tài lộc. Do đó nếu cung hướng có các sao sinh vượng như trường hợp này (là sao Cửu tử) thì nên đặt hồ cá ở cung hướng là phù hợp.
- Tôi để ý thấy nếu đặt hồ cá ở đúng vị trí như trong bản vẽ lại là rất tốt, bởi vì, khi này, hồ cá sẽ chảy liên thông giữa 2 cung, là cung Đoài (hướng Tây) và cung Càn (hướng Tây Bắc). Cung Đoài thì có sao Cửu tử (sao sinh vượng) phi tới hướng, cung Càn thì lại có sao Nhất Bạch là hướng tinh (cũng là sao sinh vượng). Do đó nếu đặt hồ cá liên thông ở 2 cung này sẽ kích thích được cả 2 sao này cùng phát triển, mang lại nhiều tài lộc.
- Kết luận: nên đặt hồ cá theo đúng vị trí gốc như trên bản vẽ, không cần thay đổi lại gì. Hình bao hồ cá uốn lượn như vậy cũng là tốt rồi.
Các hòn giả sơn
- Cần lưu ý một vấn đề khá quan trọng, đó là trong vận 9 hạ nguyên, 2 sao chủ sơn hướng (hướng tinh và sơn tinh) ở hướng bàn đều là sao Cửu tử (sao số 9). Điều này nghĩa là khu đất này trong vận 9 bị phạm vào thế nhà Hạ Thủy (hay Song tinh đáo hướng). Thế nhà này có lợi về mặt vận tài (làm ăn tốt, công danh tốt), nhưng lại thiệt hại về mặt nhân đinh (gia vận, sức khỏe giảm sút).
- Do đó, ở cung hướng (hướng Tây) cần có sự cân bằng trở lại giữa Sơn và Thủy. Cụ thể, cần có Sơn ở cung hướng phía trước nhà. Tôi không rõ hiện tại thẳng phía trước khu đất có dãy núi, quả đồi, hay tòa nhà cao tầng nào không (phải thuộc hướng Tây theo mặt bằng và vòng tròn định vị ở trên). Nếu như đã có một trong các yếu tố đó thì coi như thế Hạ thủy đã tự động được hóa giải, không cần phải làm gì thêm.
- Còn nếu như không có, thì cần phải tạo ra “Hư sơn”, tức là giả núi. Tôi thấy gia chủ có 3 hòn đá như ảnh gửi kèm. Theo tôi sử dụng các hòn đá này rất tốt. Vì hình thế của chúng mang hành Thổ. Vậy có thể đặt các hòn đá này (với số lượng là số lẻ, 3 hoặc 5 – nếu là 5 thì tốt hơn vì ứng với cung Sinh) ở khoảng phía trước khu đất (miễn là thuộc phạm vi cung Đoài – hướng Tây là được).
- Cụ thể tôi đề xuất 3 hướng:
- Cách 1: Có thể đặt thẳng hướng từ cổng chính nhìn vào để tránh khí trực xung chính diện từ cổng vào nhà. Đặt sao cho các hòn đá tạo thành một tổ hợp trang trí đẹp là được. Như vị trí số 1 trong hình dưới đây.
- Cách 2: Còn nếu không muốn đặt thẳng với cổng thì có thể đặt đá ở góc sân như đánh dấu số 2 ở hình dưới đây. Nếu ở vị trí số 2 thì có thể bố trí đá như hình bên cạnh.
- Cách 3: Cũng có thể kết hợp giả sơn này với hồ cá thành một tổ hợp thống nhất, vừa có sơn vừa có thủy. Giả sơn có thể nằm bên cạnh hồ hoặc ở chính giữa lòng hồ.
- Trong trường hợp nếu trước khu đất mà đã có núi đồi, hay nhà cao tầng, thì vẫn có thể đặt thêm giả sơn ở các vị trí như trên, cũng là bổ trợ thêm vào để phá thế Hạ Thủy.
Bếp nấu
- Bếp trong phong thủy phải tọa hung, hướng cát. Tọa hung vì bếp thuộc Dương hỏa, lửa của nó rất mạnh, có thể thiêu hủy đi các điềm xấu, vận hung, các sao suy tử. Còn hướng cát là để cửa bếp hướng về phương vị cát lành, để đón sinh khí, tài lộc vào.
- Trong trường hợp khu đất này, tôi đề xuất 2 vị trí đặt nhà bếp như sau:
- Vị trí số 1 thuộc cung Chấn, hướng Đông. Đây là cung Ngũ quỷ theo Bát trạch minh cảnh (du niên xấu), lại có sao Ngũ hoàng đại sát (đại sát tinh). Cung Chấn thuộc Mộc cũng hợp với Hỏa của bếp (do Mộc sinh Hỏa).
- Vị trí số 2 thuộc cung Tốn, hướng Đông Nam. Đây là cung Họa Hại theo Bát trạch minh cảnh (du niên xấu), lại có sao Lục Bạch chủ sơn. Cung Tốn cũng thuộc Mộc nên cũng hợp với Hỏa của bếp (do Mộc sinh Hỏa).
- Như vậy, đặt ở 1 trong 2 vị trí này đều tốt. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa 2 vị trí, thì vị trí số 1 sẽ tốt hơn. Bởi lẽ:
- Cung Ngũ Quỷ là xấu hơn cung Họa hại, nên đặt bếp ở Ngũ quỷ sẽ có tác dụng hủy hoại Ngũ quỷ, là tốt hơn.
- Sao Ngũ hoàng ở cung Chấn và Lục Bạch ở cung Tốn đều là sao suy tử, tuy nhiên về độ hung hại thì đương nhiên Ngũ hoàng là hơn, vì nó đứng đầu trong số các sao suy tử, có thể gây ra rất nhiều điều tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tài lộc, gia đạo.
- Do đó, tốt nhất thì nên đặt ở vị trí số 1. Nhưng vị trí số 2 thì có vẻ sẽ tiện hơn trong sử dụng. Và nếu ở vị trí 1 thì phải phá bỏ hàng cây cũ. Nên gia chủ có thể cân nhắc. Theo ý của tôi thì đặt ở số 2 cũng được, nếu cân bằng tổng thể các yếu tố.
- Lưu ý: phải đặt đúng như vị trí đã chỉ định trên hình, nếu đặt lệch ra sẽ có thể lấn sang cung khác, và tính chất sẽ thay đổi. Vị trí số 2 tuyệt đối không được vượt lên về phía cổng so với dãy nhà ngang, có thể lùi lại sau 1 chút cũng được. Vị trí số 2 có thể dịch ra cách dãy nhà ngang thêm cũng được (tạo thành hành lang đi ở giữa).
Khu vệ sinh
- Khu vệ sinh sẽ có 2 cách đặt, tùy thuộc vào vị trí của bếp (như phần trên).
- Cách 1 (hình dưới): nếu bếp đặt ở vị trí số 2 (theo phần trên) thì vệ sinh sẽ được đặt như hình dưới đây. Lúc này, vệ sinh sẽ thay vai trò của bếp số 1, giúp hủy đi tà khí của cung Ngũ quỷ và sao Ngũ hoàng. Tính chất triệt hung của vệ sinh cũng được, dù không bằng với bếp. Vùng màu xanh (tôi gạch trên hình) là vùng mà không được đặt vệ sinh vào đó. Vệ sinh có thể dịch chuyển ra trước hoặc sau một chút để tránh hàng cây, tuy nhiên lưu ý không đặt quá gần khu bếp.
- Cách 2 (hình dưới): Nếu bếp đặt ở vị trí số 1 (theo phần trên), thì lúc này vệ sinh có thể có 2 hướng, một là chiếm vào vị trí số 2 của bếp, nhưng như vậy thì không thuận lắm, vì vệ sinh đặt trước bếp sẽ làm khí từ trước khu đất luân chuyển qua vệ sinh vào đến bếp. Nên chọn hướng đẩy vệ sinh lùi hẳn về sau như hình dưới đây. Vệ sinh và bếp vẫn phải đảm bảo khoảng cách nhất định, không được quá gần nhau gây Thủy hỏa xung khắc, đồng thời cũng không được sạch sẽ. Tuy nhiên nếu theo cách này, thì ở hướng Đông Nam, cung Họa Hại và sao Lục Bạch lại không được hóa giải.
- Nhận định chung: nếu xét tổng thể các yếu tố, thì tôi thấy bố trí như cách 1 ở trên là phù hợp hơn cho sử dụng, vì bếp không bị lùi sâu quá, vệ sinh cũng gần với khu nhà hơn. Còn nếu xét theo phong thủy, thì cách 1 cũng tốt hơn.
Bồn nước
- Nước cấp vào là nguồn nước sạch, sử dụng cho nấu nướng, ăn uống, nên cần đặt ở cung tốt. Do đó, bồn nước tốt nhất nên nằm ở trong phạm vi vùng màu xanh tôi gạch dưới đây. Tức là thuộc phạm vi hướng Đông Bắc của đồ hình. Vì đây là hướng Thiên Y, lại có sao Nhất bạch là sinh vượng khí.
- Nếu sau này mà khoan thêm giếng để lấy nước ăn, thì cũng nên khoan trong phạm vi phần màu xanh này.
Phòng ngủ
- Nếu định đặt phòng ngủ ở dãy nhà ngang, thì cũng đặt sao cho rơi vào khoảng màu xanh ở trên là tốt nhất.
- Còn nếu phải đặt cả 2 phía (2 chái) của nhà ngang, thì sẽ có 1 phòng rơi vào cung tốt, 1 phòng vào cung xấu. Lúc này cần ưu tiên phòng của gia chủ ở cung tốt.
☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎ ☯︎