Trong thế giới tự nhiên tồn tại một khái niệm gọi là Ngũ Hành. Bao gồm 5 hành là: Kim (kim loại), Thủy (nước), Mộc (gỗ), Hỏa (lửa), Thổ (đất). 5 khái niệm này bao trùm chi phối mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Bất kỳ vật thể nào, đối tượng nào, dù là vật chất hay phi vật chất, hữu hình hay vô hình, đều có thuộc tính Ngũ hành của riêng nó.
Cái tên cũng vậy. Mỗi tên đều có thuộc tính ngũ hành riêng. Như chữ Bách (栢) thuộc hành Thủy, chữ Hưng (兴) thuộc hành Kim,… Tuy nhiên, cách xác định thuộc tính ngũ hành của các chữ này lại thuộc diện “tam sao thất bản”, có người làm theo kiểu này, có người làm theo kiểu khác, dẫn đến kết quả đưa ra là rất khác nhau.
Ví dụ một vài cách xác định ngũ hành như:
- Xác định ngũ hành theo ngữ nghĩa.
- Xác định ngũ hành theo số nét (trong chữ Hán)
- Xác định ngũ hành bộ chữ (trong chữ Hán)
- Xác định ngũ hành theo số chữ cái (khi viết chữ bằng tiếng Việt La-tinh)
- vân vân, và vân vân…
Chúng tôi xin khẳng định: theo đúng Danh tính học cổ đại của Trung Quốc thì tất cả các cách liệt kê ở trên đều không đúng. Xác định thuộc tính ngũ hành của chữ là phải theo luật Ngũ Âm.
Xác định ngũ hành theo luật Ngũ Âm là thế nào
Luật ngũ âm là gì? Đó đơn giản là 5 loại phát âm cơ bản gồm:
- Âm răng: ứng với hành Kim
- Âm môi: ứng với hành Thủy
- Âm lợi: ứng với hành Mộc
- Âm lưỡi: ứng với hành Hỏa
- Âm họng: ứng với hành Thổ
Nghĩa là, nếu một chữ trong tiếng Hán được phát âm bằng âm loại gì (trong 5 loại âm kể trên) thì nó được xác định là thuộc hành đó. Ví dụ như chữ Hưng (兴) phát âm là Xìng, bằng âm răng (xỉ) nên thuộc hành Kim.
Xác định ngũ hành theo luật Ngũ Âm liệu có chính xác
Đây là những điều mà chuyên gia về đặt tên của chúng tôi – thầy Đàm Kỳ Phương – đã được lĩnh hội và thực hành hàng chục năm ở chính đất nước khai sinh ra nghệ thuật đặt tên (Danh tính học) là Trung Quốc.
Tuy nhiên, để khách quan, chúng tôi sẽ dẫn ra các nguồn độc lập khác để khẳng định cho điều này.
Nguồn số 1: Cuốn sách Chọn tên theo phương pháp khoa học – tác giả Hứa Thiệu Long
Sách này do Nguyễn Kim Dân biên dịch từ sách tiếng Hán của tác giả Hứa Thiệu Long, được NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 1995. Đây được coi là cuốn sách đầu tiên về Danh tính học được biên dịch ở Việt Nam. Cũng là cuốn sách được coi là đúng đắn và đầy đủ nhất về Danh tính học đặt tên ở Việt Nam.
Ở chương 5 của cuốn sách này (Sự phối hợp ngũ hành trong âm chữ), trang 75 có viết về cách xác định thuộc tính ngũ hành của chữ theo luật Ngũ âm. Cụ thể như hình dưới đây:
Nguồn số 2: Rất nhiều trang web bằng tiếng Trung nói về điều này
Do phong thủy bắt nguồn từ Trung Hoa, các thư tịch cổ đều ra đời và lưu trữ ở đây, nên có rất nhiều trang web viện dẫn lại các thư tịch cổ đó. Trong số đó có những nội dung liên quan đến việc xác định ngũ hành của chữ trong tiếng Hán phải tuân theo luật ngũ âm.
Nguyên văn Hán ngữ:
唇音属五行之土
舌音属五行之火
牙音属五行之木
齿音属五行之金
喉音属五行之水
Tạm dịch:
Âm họng có ngũ hành thuộc Thổ
Âm lưỡi có ngũ hành thuộc Hỏa
Âm lợi có ngũ hành thuộc Mộc
Âm răng có ngũ hành thuộc Kim
Âm môi có ngũ hành thuộc Thủy
Một vài ảnh chụp màn hình của các trang web này:
Tổng hợp một số link của các trang web Trung Quốc nói về luật Ngũ âm trong cách xác định Ngũ hành của chữ:
- http://m.jjdzc.com/mingzi/10172.html
- http://www.360doc.com/content/16/0201/13/12296463_532065793.shtml
- https://3g.d1xz.net/fsml/bgml/art133963_2.aspx
- https://xuexi.zqnf.com/3855737.html
- https://kknews.cc/zh-sg/astrology/42rx6ox.html
Nguồn số 3: Từ các nhà nghiên cứu về phong thủy của Việt Nam
“Về cách chia ngũ hành: có nhiều cách chia ngũ hành, độ số. Đầu tiên, giản dị nhất thường là theo nghĩa ví dụ Lan, Mai là Mộc. Tuy nhiên, các nhà lý số thường phức tạp hơn. Cách phổ biến hơn là chia ngũ hành theo cách phát âm: âm môi thuộc thủy, âm lợi thuộc mộc, âm họng thuộc thổ, âm lưỡi thuộc hỏa, âm răng (gió) thuộc kim.”
Đây là comment của admin diễn đàn Lý số Việt Nam, một trong những diễn đàn chuyên nghiên cứu về lý số có từ lâu đời.
“Trong tên gọi, người ta còn phân ra ngũ hành trong âm đọc như: âm môi thuộc Thủy, âm lợi thuộc Mộc, âm lưỡi thuộc Hỏa, âm cổ thuộc Thổ, âm răng thuộc Kim.”
Trích bài viết của Hansi Ngo trên diễn đàn Lý số Việt Nam
“VỀ NGŨ HÀNH CỦA CHỮ
Chữ Hán có rất nhiều bộ thủ: bộ Sước, bộ Đao, bộ Tâm, bộ Khuyển, bộ
Khẩu.v…v…mà ngũ hành thì chỉ có 5 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
nên căn cứ vào bộ thủ để tìm hành của chữ là không đúng. Chả lẽ bộ thủ
là bộ Khẩu thì ngũ hành của chữ là hành mồm à?
Bộ thủ là bộ Sước thì ngũ hành của chữ là hành Sước à? v…v…Người Trung Quốc tính ngũ hành theo cách phát âm:
Âm môi thuộc Thủy
Âm lợi thuộc mộc
Âm lưỡi thuộc Hỏa
Âm cổ họng thuộc Thổ
Âm răng thuộc Kim.
Riêng về ngũ hành của tên chữ, không được nhầm là: thí dụ chữ Hà là hành Thủy; thì không phải trong chữ Hà có bộ Thủy; mà là chữ Hà mang âm hành thủy ( đã nói bên trên )”
Trích bài viết về Tính danh học trên một trang web Babyday
Kết luận
Việc ứng dụng phong thủy trong đặt tên phải tuân thủ theo những nguyên tắc đã được các học giả xưa nghiên cứu kỹ lưỡng và truyền lại cho hậu thế. Việc áp dụng bừa bãi các nguyên tắc do người đời sau tự “sáng tạo” ra sẽ làm cho các lý thuyết bị sai lệch hết. Dẫn đến kết quả có thể vô cùng tai hại cho bản thân đứa trẻ khi bị đặt tên “nhầm”.
Nên việc đặt niềm tin đúng chỗ là yếu tố rất quan trọng, quyết định vận mệnh, tương lai của cả một con người. Hy vọng bạn có thể rút ra những điều bổ ích sau khi đọc bài viết này!