Văn khấn lễ cúng Mụ (Đầy cữ đầy tháng đầy năm)
Văn khấn lễ cúng Mụ (Đầy cữ đầy tháng đầy năm)
Ông bà ta xưa quan niệm rằng: Đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà chúa Đầu thai), Tiên Mụ mà trực tiếp là 12 bộ Tiên Nương (12 bà Mụ) nặn ra ban cho. Vì vậy, khi đứa trẻ đầy cữ (đứa trẻ chào đời được 3 ngày), đầy tháng (đứa trẻ chào đời được một tháng), đầy năm; bố mẹ, ông bà đứa trẻ phải bày tiệc cứng Mụ để tạ ơn các bà Mụ và cầu xin các Mụ ban cho đứa trẻ mọi điều may mắn tốt lành.Sắm lễ:
Lễ cúng Mụ phải được làm cẩn thận chu đáo, với các lễ vật bao gồm:
l) 12 đôi hài xanh giống hệt nhau và một đôi hài cũng màu xanh nhưng to hơn
2) 12 nén vàng xanh giống nhau và một nén vàng xanh to hơn.
3) 12 bộ váy áo đẹp màu xanh giống hệt nhau và một bộ váy áo xanh cắt giống 12 bộ kia nhưng to hơn.
4) 12 miếng trầu cánh phượng giống hệt nhau và một miếng trầu têm cánh phượng to hơn.
5) 12 bộ đồ chơi: Bát,đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ... giống hệt nhau và một bộ giống như vậy nhưng to hơn (những đồ lễ này có thể bằng nhựa, bằng sành sứ).
6) 12 con cua, 12 con ốc, 12 con tôm to nhỏ bằng nhau để sống (có thể đồ chín) là lễ vật dâng cúng 12 bà Mụ.Và mỗi loại một con to hơn hoặc nhiều con (ít nhất ba con) cũng để sống là lễ vật dâng cúng bà Mụ Chúa. (Các con này để vào bát to bày cúng, sau khi cúng xong thì đem cua, ốc thả ra ao, hồ; tôm có thể thụ lộc).
7) Phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả chia đều thành 12 phần giống nhau và một phần có đủ phẩm oản, bánh kẹo, hoa quả nhưng lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
8) Lễ mặn: Xôi, gà, cơm, canh, các món lễ mặn, rượu. . .
9) Bát hương, lọ hoa tươi nhiều màu, tiền vàng, cốc nước thanh tịnh (bày ở mâm trên cùng lễ mặn).
Bày lễ:
Bày lễ cúng Mụ mang tính chất thành kính, văn hoá và nghệ thuật, thường bàn lễ cúng Mụ được bày (trình bày) một cách hài hoà, cân đối.
+ Tất cả lễ vật dâng bà Mụ chúa để ở chính giữa phía trên của hương án
+ Lễ vật dâng 12 bà Mụ chia thành 12 phần giống nhau
+ Mâm lễ mặn cùng hương, hoa nước để trên cùng
+ Mâm tôm, cua, ốc để phía dưới
Sau khi bày lễ xong, bố hoặc mẹ cháu bé thắp 3 nén hương, rồi bế cháu bé ra trước án khấn:
Văn khấn cúng Mụ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.
- Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.
- Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.
- Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương
- Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương
Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….
Vợ chồng con là ................................. sinh được con (trai, gái) đặt tên là ..............
Chúng con ngụ tại:...................................................
Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.
Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.
Nam mô a di Đà Phật
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.
Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành.
Tổng hợp văn khấn
Văn khấn khác
- Văn khấn ban Công Đồng
- Văn khấn lễ Đức địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)
- Văn khấn lễ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát (Phật bà Quan Âm)
- Văn khấn lễ Đức Thánh Trần
- Văn khấn lễ Phật
- Văn khấn Lễ Tam Toà Thánh Mẫu
- Văn khấn tại đền Bà Chúa Kho
- Văn khấn Thần Tài
- Văn khấn Thần Thổ Công
- Văn khấn Thành hoàng ở Đình Đến Miếu
Văn khấn Thần Linh
Văn khấn giải hạn
- Văn khấn dâng sao giải hạn vào ngày tết Nguyên Tiêu
- Văn khấn giải hạn sao Kế Đô
- Văn khấn giải hạn sao La Hầu
- Văn khấn giải hạn sao Mộc Đức
- Văn khấn giải hạn sao Thái Âm
- Văn khấn giải hạn sao Thái Bạch
- Văn khấn giải hạn sao Thái Dương
- Văn khấn giải hạn sao Thổ Tú
- Văn khấn giải hạn sao Thủy Diệu
- Văn khấn giải hạn sao Vân Hán
Văn khấn Lễ Tết
- Văn khấn Gia tiên ngày Tiên Thường
- Văn khấn giao thừa ngoài trời
- Văn khấn lễ cúng Tất niên (30 tháng Chạp)
- Văn khấn lễ Nguyên Tiêu (Lễ Thượng nguyên, vào ngày rằm tháng giêng)
- Văn khấn lễ Ông Táo Chầu Trời (23 Tháng Chạp)
- Văn khấn mồng một và rằm hàng tháng
- Văn khấn Tết Đoan Ngọ (Ngày Mồng 5 Tháng 5)
- Văn khấn Tết Hạ Nguyên (Tết Cơm mới)
- Văn khấn Tết Hàn Thực (Ngày Mồng 3 Tháng 3)
- Văn khấn Tết Trung Nguyên (Ngày Rằm Tháng 7)
- Văn khấn Tết Trung Thu (Ngày Rằm Tháng 8)
- Văn khấn Thần Linh (ngày Mồng một Tết)
- Văn khấn tiết Thanh minh (Từ Mồng 5 Đến Mồng 10 Tháng Ba)
Văn khấn trong xây dựng
Văn khấn hiếu hỉ
- Văn khấn lễ Cải Cát (lễ sang Tiểu, sửa mộ, dời mộ)
- Văn khấn lễ cáo Long Thần Thổ địa (lễ trước khi đào huyệt)
- Văn khấn lễ Chầu Tổ (Triều Tổ lễ cáo, cáo yết Tổ Tiên sau lễ Hồi Linh)
- Văn khấn lễ Chúc Thực (lễ dâng cơm khi còn để linh cữu ở nhà)
- Văn khấn lễ Chung Thất (49 ngày) và Tốt Khốc (100 ngày)
- Văn khấn lễ cưới gả
- Văn khấn lễ Đại Tường (Giỗ Hết)
- Văn khấn lễ Đàm tế (cất khăn tang, rước linh vị vào bàn thờ chính)
- Văn khấn lễ Hồi Linh (lễ rước ảnh hoặc linh vị từ mộ về)
- Văn khấn lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo Tiên Tổ
- Văn khấn lễ Tế Ngu (lễ 3 ngày sau khi mất hoặc chôn cất xong)
- Văn khấn lễ Thành Phần (lễ sau khi đắp xong mộ)
- Văn khấn lễ Thành Phục (lễ sau khi gia đình thân nhân mặc đồ tang, tề tựu quanh linh cữu)
- Văn khấn lễ Thiết Linh (lễ sau khi lập xong bàn thờ tang, đặt linh vị)
- Văn khấn lễ Thượng Thọ
- Văn khấn lễ Tiểu Tường (giỗ đầu), Đại Tường (giỗ thứ 2)
- Văn khấn lễ Triệu lịch Điện Văn (lễ cúng cơm trong 100 ngày)
- Văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần
- Văn khấn ngày Tiểu Tường (Giỗ Đầu)
- Văn khấn Thần linh vào ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)
- Văn khấn Thần linh vào ngày Tiên Thường