Nếu bạn là người đam mê phong thủy, hẳn đã hơn một lần nghe thấy khái niệm Bát Quái. Vậy nó nghĩa là gì? Ứng dụng trong phong thủy như thế nào?

[author]

Những hiểu lầm sai lệch về Bát Quái

Thuở nhỏ, tôi từng nghĩ Bát Quái là một cái bát của con quái vật nào đó. Rồi sau xem phim Tây Du Ký, thấy Thái Thượng Lão Quân nhốt Tôn Ngộ Không trong lò Bát Quái, lại nghĩ, chắc người ta đọc nhầm của chữ Bắt Quái (bắt yêu quái Tôn Ngộ Không). Lớn lên chút nữa, khi biết Bát vốn là số 8, lại nghĩ hay là để chỉ 8 con yêu quái nào đó trong phim Tây Du Ký chăng?

Nhiều người thì nghe đến trận đồ Bát Quái rồi. Đầu tiên có thể nói tới Đông Tà – Hoàng Dược Sư trong Anh Hùng Xạ Điêu – tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Hoặc Thông Thiên Giáo Chủ trong Phong Thần Diễn Nghĩa hay Gia Cát Lượng Khổng Minh Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa cũng từng dùng trận đồ này. Nhưng đa phần mọi người vẫn không hiểu rốt cục nó là gì?

Trận đồ Bát Quái của Gia Cát Lượng Khổng Minh

Bát Quái thực ra là gì

Đây là một khái niệm của Kinh Dịch cổ ở Trung Quốc. Bát là Tám. Quái ở đây nghĩa là Quẻ trong tiếng Việt.

Tham khảo các khóa học liên quan:

Khóa học Phong Thủy Sơ Cấp

Khóa học Bát Tự Hà Lạc

Chu trình tiến hóa của vạn vật

Trước khi nói rõ hơn về tám quẻ này, ta cần hiểu về quá trình hình thành vạn vật được Kinh Dịch cổ giải thích.

Đầu tiên là Vô Cực (0) => Sinh ra Thái Cực (1) => Lưỡng Nghi (2) => Tứ Tượng (4) => Bát Quái (8) => Lục Thập Tứ Quái (64)

Vô Cực

Vô Cực là trạng thái trống rỗng, khi chưa có gì. Nó giống như thời điểm vũ trụ chưa hình thành.

Thái Cực

Thái Cực là trạng thái sau vụ nổ lớn Big Bang hình thành nên vũ trụ. Thái Cực là rộng lớn nhất, bao trùm cả vũ trụ. Tất thảy mọi thứ đều nằm trong Thái Cực.

Lưỡng Nghi

Thái Cực sinh Lưỡng Nghi. Từ một phân thành hai. Đó là hai nửa Âm và Dương. Trong Vũ trụ có hai thành phần Âm và Dương đối lập nhau, nhưng lại bổ sung cho nhau. Nếu sáng là dương thì tối là âm. Nóng là dương thì lạnh là âm. Mặt trời là dương thì mặt trăng là âm…

Tứ Tượng

Rồi từ Lưỡng Nghi lại tiếp tục phân tách thành Tứ Tượng. Tứ Tượng bao gồm 4 loại: Thái Dương (cái dương lớn), Thiếu Dương (cái dương bé), Thái Âm (cái âm lớn), Thiếu Âm (cái âm bé). Trong Thái Dương lại có Thiếu Âm, trong Thái Âm lại có Thiếu Dương. Tức là trong Dương có Âm, trong Âm tất có Dương. Khái niệm Tứ Tượng phản ánh đúng bản chất của các sự vật, rằng không có cái gì thực sự thuần chất. Người tốt cũng có phần nào xấu xa. Người xấu cũng có một phần bản chất lương thiện.

Trước khi tiếp tục, hãy xem sơ đồ dưới đây:

 

Chu trình tiến hóa: Vô Cực - Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng - Bát Quái
Chu trình tiến hóa: Vô Cực – Thái Cực – Lưỡng Nghi – Tứ Tượng – Bát Quái

Để biểu diễn cho Dương, ta dùng một vạch liền. Âm là một vạch đứt. Nên Lưỡng Nghi (Âm và Dương) sẽ là hai thực thể biểu diễn bởi 1 vạch liền và 1 vạch đứt.

Đến tứ tượng, có thể thấy Thái Dương là 2 vạch liền. Thái Âm là 2 vạch đứt. Thiếu Dương (Dương nhỏ) thì vạch liền (dương) ở dưới. Thiếu Âm (Âm nhỏ) thì vạch đứt (âm) lại ở dưới.

Từ tứ tượng hình thành nên tám quẻ

Từ Tứ Tượng, ta đặt các vạch liền và đứt (Dương và Âm) lên trên 2 vạch có sẵn đó, ta sẽ được Bát Quái (8 quẻ). Mỗi quẻ bao gồm 3 vạch.

Ý nghĩa của Bát Quái
Ý nghĩa của Bát Quái

Các hào trong một quẻ thuộc Bát Quái

Vạch là cách gọi dân gian. Theo học thuật thì 3 vạch trong một quẻ gọi là 3 hào.

Ngoài lề: Nếu ai yêu thích đọc truyện có thể biết cuốn truyện ngôn tình trinh thám có tên Sơ Cửu của Lục Hào – tác giả Tử Vu.

Cuốn sách ngôn tình trinh thám Sơ Cửu của Lục Hào (Tử Vu)
Cuốn sách ngôn tình trinh thám Sơ Cửu của Lục Hào (Tử Vu)

Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái

Trong Bát Quái được phân làm 2 loại chính: Tiên Thiên và Hậu Thiên.

Tiên Thiên Bát Quái (TTBQ)

TTBQ là hình đồ được sắp xếp theo hình thức đối xứng. Đối xứng với một hào Âm là một hào Dương và ngược lại. Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương thì đối xứng ở phía dưới là quẻ Khôn gồm 3 hào âm. Nó chia thành các cặp quẻ đối xứng gồm: Càn – Khôn, Khảm – Ly, Đoài – Cấn, Tốn – Chấn. Về ý nghĩa, chúng cũng là đối nghịch nhau. Như Càn là trời đối với Khôn là đất. Khảm là nước đối với Ly là lửa.

Hậu Thiên Bát Quái (HTBQ)

HTBQ thì lại xếp các quẻ theo chiều thuận chiều kim đồng hồ, lần lượt là: Khảm – Cấn – Chấn – Tốn – Ly – Khôn – Đoài – Càn. Điều này dựa trên một mệnh đề của kinh dịch: “Sự quý tiên đồ, cơ yếu nghịch đổ”, nghĩa là điều đáng quý trong dự đoán là nhìn ngược. HTBQ thường ứng dụng nhiều trong xếp đặt bố trí phong thủy trong nhà ở.

Đồ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên
Đồ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên

Bát Quái xuất hiện trong đời sống

Có thể bạn đã từng nghe thấy, nhưng không hiểu nó là gì, hoặc cũng không để ý. Thực ra quanh cuộc sống của chúng ta có rất nhiều thứ có liên quan tới Bát Quái.

Như quẻ Ly, với ba hào dương (hào liền) được sử dụng làm lá cờ của chính thể Việt Nam Cộng Hòa (đã tan rã năm 1975). Quẻ Ly vì có ba vạch liền nên thường được gọi là “ba que”, tên gọi với hàm ý miệt thị (ba que xỏ lá). Sở dĩ chính thể này lựa chọn quẻ Ly, là vì quẻ Ly nằm ở hướng Nam, mà đây là chính thể thành lập ở miền Nam Việt Nam.

Chắc bạn cũng đã nghe thấy cụm từ Càn Khôn, hiểu là trời đất, tạo hóa. Đây chính là 2 quẻ Càn và quẻ Khôn. Một quẻ tượng trưng cho trời, một quẻ tượng trưng cho đất.

Ở tỉnh Bắc Ninh có thôn Đoài. Đây là một thôn nằm ở phía Tây. Sở dĩ chọn tên như vậy vì quẻ Đoài vốn là quẻ ở hướng Tây.

Hồ Tây ở Hà Nội trước đây cũng từng mang tên gọi là Đoài hồ. Vì quẻ Đoài chính là chỉ hướng Tây.

Bát Quái trong văn hóa nghệ thuật điện ảnh

Đã có rất nhiều tác phẩm, sản phẩm khai thác về đề tài này. Có thể ví dụ một vài trong số đó như sau:

Phim ảnh

Game

Tiểu thuyết

Kiến trúc

Ngôi làng được xây dựng theo hình Bát Quái
Ngôi làng được xây dựng theo hình Bát Quái

[author]